Mặc dù quan chức cho rằng Trịnh Xuân Thanh đã “tự nguyện” về Việt Nam “đầu thú”, nhưng hầu hết mọi người tin vào những gì mà Bộ Ngoại giao Đức đưa ra, theo đó tình báo Việt Nam đã thực hiện một vụ bắt cóc theo kiểu luật rừng của Việt Nam đang diễn ra tại Berlin. Ngoại trưởng Đức đã lên tiếng về vụ việc, cho biết Berlin đang có những biện pháp đối với Hà Nội về vụ bắt cóc này. Sự lên tiếng này làm cho hiểu rằng đây là một vụ khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng. Việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là sự phối hợp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với bộ tổng tham mưu Trung ương, ngoài việc bắt Trịnh Xuân Thanh nằm trong kế hoạch “đả hổ diệt rồi” thì đây được chọn làm ngòi nổ để khởi động cuộc chiến, nhằm hủy diệt thế lực chính trị của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các phe nhóm lợi ích liên quan.
Trong hệ thống quyền lực ở Việt Nam thì cựu Phó chủ tịch Hậu Giang cũng chỉ là quan chức bình thường, hay theo chủ trương chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì đây chỉ nhân vật “hạng ruồi”. Nhìn nhận xa hơn, việc bất chấp mọi thủ đoạn và Luật pháp nước sở tại để truy bắt tận cùng bên trời Âu một nhân vật “hạng ruồi” thì đó không phải là đích đến cùng mà ông Nguyễn Phú Trọng nhắm đến.
Việc bắt cóc được Trịnh Xuân Thanh về nước, ông Nguyễn Phú Trọng coi đây là thành công vang dội:
Thứ nhất, đây là chiến dịch chống tham nhũng và lấy lại được uy tín, danh dự cho bản thân mà trước đây đã từng tuyên bố hùng hồn “Phải truy bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh”.
Thứ hai, TBT Nguyễn Phú Trọng quyết tâm bắt Trịnh Xuân Thanh là để xử lý cựu Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng mà đích xa hơn là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đồng bọn. Việc xử lý được Đinh La Thăng thì mặc nhiên sẽ xử lý được số tay chân liên quan, thực tế đã chứng minh từ khi bắt được Trịnh Xuân Thanh về nước thì hàng loạt các đại án ngân hàng đã bị xử lý và truy tố như: Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn và nhắm tới Trầm Bê – một kẻ thân tín và kẻ tay hòm chìa khóa và đang xục xạo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ một trong những cứ điểm quan trọng tiến tới xử lý ông Ba Dũng là việc làm cần thiết.
Với những vụ việc trên thì TBT Nguyễn Phú Trọng đã coi như thành công vang dội khi đã xử lý được số chân tay và phe cánh tàn dư của Nguyễn Tấn Dũng với lý do chiến dịch chống tham nhũng. Thực tế thấy rằng đây không phải là chiến dịch chống tham nhũng thuần túy mà là cuộc chiến tranh giành quyền lực và thanh trừng khốc liệt trong nội bộ Cộng sản. Rõ ràng đây là cuộc chiến không cân sức giữa phe Nguyễn Phú Trọng (tại vị) – Nguyễn Tấn Dũng (về hưu).
Trả thù cá nhân chỉ làm cho Nguyễn Phú Trọng càng lu mờ về lý trí, khi đánh đổi việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh làm ảnh hưởng đến biết bao hệ lụy mà nhân dân Việt Nam phải gồng gánh – đây được coi là sự thất bại nằng nề mà TBT đã gieo rắc. Sự thất bại phải kể đến:
Thứ nhất: Ảnh hưởng trầm trọng quan hệ ngoại giao Việt – Đức, Đức là quốc gia đầu tàu của Liên minh Châu Âu (EU) và là một cường quốc trên thế giới. Vì vậy, vụ khủng hoảng ngoại này không đơn giản là chỉ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao song phương Việt – Đức, mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam với EU cũng như giữa Việt Nam với phương Tây.
Thứ hai: Vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” có ảnh hưởng và “không thể nào Việt Nam tranh cử chức tổng giám đốc UNESCO, sự thật là sau vụ “bắt cóc”, phản ứng của các nghị sĩ và quan chức Đức lẫn của một số quan chức trong Liên minh châu Âu là rất phẫn nộ và kéo theo hành động chế tài Việt Nam.
Thứ ba: Những quốc gia như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý, Thụy Điển sẽ có một số biểu cảm nào đó gần tương tự như Đức đối với Việt Nam. Những biểu cảm này sẽ liên đới mật thiết với viện trợ không hoàn lại, tín dụng cho vay, cũng khiến đầu tư nước ngoài của Châu Âu vào Việt Nam có thể sụt giảm đáng kể. Những ưu đãi về hàng rào thuế quan trong nhập khẩu hàng Việt Nam cũng bởi thế sẽ được thả nổi theo mặt bằng thị trường chung. Thậm chí khách du lịch Châu Âu – khi đã được báo chí lục địa này dồn dập cảnh báo về “nhà nước bắt cóc,” sẽ chẳng còn mấy tha thiết đi dã ngoại ở một Việt Nam đầy rủi ro rình rập.
Thứ tư: Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức phản đối hành động bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của mật vụ Việt Nam đã gần như đóng dấu chấm hết đối với nguyện ước chưa bao giờ khẩn thiết đến thế của Hà Nội về Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA).
Câu chuyện đầu tiên thuộc về EVFTA – chủ đề mà giới cai trị Việt Nam quan tâm nhất, sau sự đổ vỡ của Hiệp định TPP mà đã khiến Hà Nội hầu như mất trắng. Nhưng Merkel đã không có bất kỳ một hứa hẹn nào cho tương lai của EVFTA, cho dù hiệp định này đã được ký chính thức từ tháng 12 năm 2015 và chỉ còn chờ quốc hội của 27 nước trong khối Liên minh châu Âu thông qua.
Thứ năm: Đây là sự vi phạm pháp luật quốc tế và nhân quyền nghiêm trọng, trong thời gian tới các hợp tác quốc tế đều gắn với nhân quyền – đây là cản trở lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng lu mờ.
Với những phân tích được mất trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cho thấy về cơ bản Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc trả thù cá nhân, bên cạnh đó là sự thất bại nghiêm trọng về hợp tác quốc tế và chính trường ngoại giao. Đây có lẽ là bài học xương máu cho những người làm chính trị tại Việt Nam, đây cũng là chủ trương gây bao hệ lụy mà nhân dân đang cố gắng gồng mình vượt qua thời buổi khủng hoảng ngoại giao và kinh tế trầm trọng.
Mr Jason – Tác giả gửi đến CTM Media
Leave a Comment