Nguyễn Như Hoàng (SN 1984) – đang giữ chức vụ Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Thông tin (Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghệ) trực thuộc Sở Công Thương Đắk Lắk, đã quyết định nộp đơn xin nghỉ việc để về nhà bán… gà nướng.
Lý do: mức lương trưởng phòng tính cả phụ cấp của anh được hơn 4 triệu đồng, không đủ để trang trải cuộc sống. Đây là trường hợp xin nghỉ việc mới nhất của giới công chức.
Trước đó, chỉ riêng Hậu Giang, một tỉnh được xem là trù phú của đồng bằng sông Cửu Long, đã có đến hàng trăm trường hợp công chức xin nghỉ việc, nhưng con số này vẫn chưa dừng lại.
Báo Tuổi Trẻ thống kê sơ lược: một phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã nghỉ việc về làm vườn; có cán bộ trình độ đại học nghỉ đi làm công nhân…
Nguyễn Như Hoàng chia sẻ về lý do nộp đơn xin thôi việc lên mạng xã hội Facebook: “Không còn nhiệt huyết để cống hiến, để làm việc, lương quá thấp không đủ lo cho cuộc sống,vậy chiến đấu làm gì khi cả 2 yếu tố để tồn tại đều không có?”.
Thân phận giới công chức dân sự là vậy. Thế còn lực lượng “còn đảng còn mình” – công an – thì thế nào?
Một nhà hoạt động nhân quyền ở Đăk Lăk lại kể một câu chuyện bi hài xen kẽ: bẵng đi một thời gian không thấy “đuôi” – một nhân viên an ninh trẻ thường theo dõi mình, bỗng một hôm anh gặp tay an ninh này trong bộ đồ cảnh sát trật tự. Cậu an ninh có vẻ ngượng nghịu thổ lộ rằng cậu ta phải “chuyển nghề” từ an ninh sang trật tự vì thu nhập của an ninh nghèo quá, lại không có thu nhập thêm, trong khi làm cảnh sát trật tự thì ít nhiều còn có “màu”.
Nhà hoạt động nhân quyền trên còn cho biết không chỉ công an viên cấp xã mà cả công an thành phố Ban Mê Thuột cũng có hiện tượng bị sa thải và nghỉ việc nhiều, tổng cộng có thể lên tới 30%.
Không biết vô tình hay hữu ý, làn sóng quan chức và công an xin nghỉ việc bắt đầu từ đầu năm 2016 lại xảy ra sau phát ngôn “ ngân sách trung ương chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì” của bộ trưởng kế hoạch đầu tư khi đó là ông Bùi Quang Vinh.
Sang năm 2016. Đến lượt Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bất chợt phát ra tán thán chưa từng có về “sụp đổ tài khóa quốc gia” vào đầu năm 2017.
Tình trạng “chỉ biết ăn không biết làm” đã luôn dẫn đến “ngồi ăn đến núi cũng lở” – ứng với không chỉ ngân sách chung mà còn với ngân sách của từng ngành chính trị, kinh tế – xã hội. Ban đầu lác đác lẻ tẻ, nhưng sau đó dần trở nên ồ ạt một phong trào cán bộ nhà nước xin nghỉ việc.
Song vẫn còn một ít trường hợp thể hiện tính liêm sỉ như Nguyễn Như Hoàng – người vừa xin nghỉ việc ở Đăk Lăk. Trên facebook của mình, anh giãi bày: “Ăn bám nhà nước mà không làm được gì cho nhà nước thì nghỉ đi cho khỏe chứ cứ làm sàng sàng đi lên ngồi bật máy tính, máy lạnh cho tốn điện nhà nước thì về làm việc khác cho rồi. Không cần thiết đi làm kiểu thừa thãi đó, chán lắm!”.
Quả thực, nhiều dư luận cho rằng có đến 30% trong tổng số gần 4 triệu công chức viên chức nhà nước thuộc loại “không làm gì cả nhưng vẫn đều đều lãnh lương”.
Bên cạnh những công chức chủ động nghỉ việc, nhiều người khác lại phải rời bỏ vị trí công tác trong tình trạng hoàn toàn thụ động do nằm trong diện bị giảm biên chế. Tồn tại quá lâu năm trong một môi trường vừa được bao cấp vừa quen thói hạch sách nhũng nhiễu dân và doanh nghiệp, một số công chức hoàn toàn không có cả “chiến lược” lẫn kỹ năng bươn trải ngoài đời một khi bị mất việc nhà nước.
Ngân sách năm 2017 lại càng tồi tệ hơn so với những năm trước. Với tốc độ thu ngày càng ít và chi ngày càng nhiều như hiện thời, tỷ độ hụt thu so với dự toán của năm 2017 có thể sụt xuống 11% hoặc thấp hơn, trong khi mực bội chi ngân sách có thể vọt đến 9% GDP, tức còn cao hơn cả kỷ lục 6,6% GDP vào năm 2013 dưới thời “phá chưa từng có Nguyễn Tấn Dũng”.
Từ năm 2015 đến nay, nhiều hội đoàn nhà nước, kể cả những “cánh tay nối dài của đảng” đã bị cắt giảm “bầu sữa” đến 50% hoặc hơn. Tại nhiều cơ quan nhà nước, công chức chỉ còn được phát tiền lương mà không còn phụ cấp hay tiền “khoán”.
Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu trong thời gian tới sẽ hiện ra một phong trào ồ ạt công chức nghỉ việc nhà nước để “ra đi tìm đường cứu thân”.
Leave a Comment