Tướng Lịch có ‘thắng lợi’ với Hàng không mẫu hạm Mỹ?

Thiền Lâm - Calitoday

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis tiếp tướng Ngô Xuân Lịch. Photo Courtesy: reuters
- Quảng Cáo -

Chuyến công du Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam của ông Ngô Xuân Lịch có vẻ không đến nỗi quá thất vọng.

Vào ngày thứ hai của chuyến công du trên, tướng Lịch đã nhận được lời hứa hẹn từ Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis về “một Hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ đến Việt Nam vào năm sau”.

Hàng không mẫu hạm USS George Washington (Quelle: Reuters)

Báo chí Việt Nam ngay lập tức ồn ào: “Đây sẽ là lần đầu tiên một Hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam kể từ năm 1975, dấu hiệu cho thấy quan hệ hai nước đã cải thiện tích cực”, và “một động thái được cho là thể hiện quan hệ giữa hai nước đang ngày càng tốt đẹp”.

Nhưng đã không hề có sự ồn ào, thậm chí còn không lên tiếng khi xảy ra vụ Trung Quốc gây sức ép căng thẳng mà đã khiến vào cuối tháng 7/2017, chính quyền Việt Nam phải “giương cờ trắng” khi yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam – ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”.
Hoàn toàn không nghi ngờ rằng cho dù có muốn loan tải những thông tin trên kèm theo thái độ phẫn nộ, một số tờ báo nhà nước cũng bị Ban Tuyên giáo trung ương – cơ quan nổi tiếng với biệt danh “vòng kim cô” – cấm cản.

- Quảng Cáo -

Ngay sau đó đã nổ ra một scandal trên mặt truyền thông: một nhà báo của đài BBC là Bill Hayton dẫn ra “tin đồn” rằng đã có 2 người trong Bộ Chính trị đảng không đồng ý để Việt Nam tiếp tục khoan dầu khí trước mối đe dọa của Trung Quốc, trong khi số còn lại trong Bộ Chính trị muốn điều ngược lại. Thông tin mang tính nội bộ và gây sốc ấy đã khiến dư luận và cùng mạng xã hội sôi trào. Hai nhân vật bị cho là nghiêng về lợi ích Trung Quốc lại là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Tuy thế cho tới nay, vẫn không xuất hiện bất kỳ một lời cải chính nào từ phía Văn phòng tổng bí thư hay Bộ Quốc phòng, hoặc từ Ban Tuyên giáo trung ương.

Trong bối cảnh thật bất lợi về thông tin trên mạng xã hội như thế, ông Ngô Xuân Lịch bất ngờ đi Mỹ.

Chuyến đi trên lại “vô tình” trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí, phía Việt Nam đã cấp tốc liên lạc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội – như một hành động “cầu viện” – nhưng đã không nhận được câu trả lời.
Từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam vào năm 2014 đến nay, chưa bao giờ giới chóp bu Việt Nam cô đơn đến thế trên trường quốc tế, dù Việt Nam đã thủ đến chẵn một chục “đối tác chiến lược” trong túi.

Cay đắng thay, “đối tác chiến lược toàn diện” lớn nhất của Việt Nam lại là “bạn vàng’ Trung Quốc.

Với Việt Nam, hy vọng mỏng manh còn lại chỉ là Mỹ – đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông.

Nhưng một tréo ngoe trong não trạng giới quân sự Việt Nam, đặc biệt là bộ phận bảo thủ và “thân Trung”, là vẫn duy trì thói quen không đổi: vừa sợ Mỹ lại vừa cần Mỹ.

Nhưng tiếp cận gần hơn với Mỹ thì không, hoặc vô cùng chậm chạp.

Chỉ đến lúc này, khi chính sách đu dây của Việt Nam đã hầu như vỡ vụn, những quan chức bị xem là “bảo thủ” như Ngô Xuân Lịch mới tìm cách tiếp cận với Mỹ.

Đô đốc Samuel Locklear

Tuy thế, câu hỏi đặt ra là vì sao Mỹ chỉ hứa hẹn sẽ đưa tàu sân bay đến Việt Nam vào năm sau mà không phải trong vài tháng tới hoặc ngay bây giờ – là khoảng thời gian mà Việt Nam đặc biệt cần đến “tàu vua’ Mỹ để ít ra cũng “hù” được Trung Quốc? Lại nhớ lời mỉa mai của Đô đốc Samuel Locklear khi trả lời báo chí vào năm 2014: “Việc này phần lớn phụ thuộc vào Việt Nam muốn gì vì họ có nhiều đối tác, nhiều láng giềng, cũng như nhiều mối quan ngại về an ninh”.

Có lẽ phía Mỹ đã “rút kinh nghiệm sâu sắc” trước thói quen lập lờ và dễ bất nhất của Việt Nam.

Vào lần này, chỉ có “Hoa Kỳ hứa sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam” cùng lời hứa hẹn “một tàu sân bay Mỹ sẽ đến Việt Nam vào năm sau” của Mỹ.

Cứ cho rằng lời hứa hẹn trên là một “thắng lợi” nho nhỏ của tướng Ngô Xuân Lịch. Nhưng còn từ đây đến “năm sau” thì sao? Sẽ ra sao nếu trong thời gian đó “đồng chí tốt” lại tung ra vài cú đòn chiến thuật theo kiểu HD 981 và HD 760, hoặc tệ hơn nữa cho tàu quân sự bao vây kín Bãi Tư Chính để cấm luôn Việt Nam khai thác dầu khí trên “vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”?

- Quảng Cáo -

12 CÁC GÓP Ý

  1. Chỉ là ngoại giao qp có chi là ghê gớm .trên đường di chuyển ghé vào vừa thăm chơi với nhău.rồi bảo dưỡng .tiếp thêm các dịch vụ hậu cần.chỉ là vậy để cảng dịch vụ phát huy khả năng của mình kiếm tiền .mai mốt ai muốn ghé cũng được .nếu nước đó tôn trong chủ quyền .lãnh thổ .lãnh hải và chế độ của VN thì ok

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here