Trịnh Xuân Thanh nẻo nào về đầu thú ? – Phần 2.

Blog Người Buôn Gió

Nguyễn Đức Thoa
Người được cho là Nguyễn Đức Thoa (góc trái, ở dưới), hàm đại tá công an, nhân viên tình báo dưới vỏ bọc ngoại giao tại sứ quán CHXHCNVN ở Berlin, Đức Quốc.
- Quảng Cáo -

Trước khi gặp tôi, Trịnh Xuân Thanh đã bị người ta bắt gặp ở một quán bia khá nổi tiếng ở Berlin. Thông tin đó đã chuyển đến cho đại tá an ninh Nguyễn Đức Thoa và lan toả khắp cộng dồng người Việt ở Berlin.

Nguyễn Đức Thoa phụ trách tình báo an ninh Việt Nam ở Berlin, công việc của anh ta khá nhàn. Các tổ chức, cá nhân chống đối chế độ CSVN ở Đức không nhiều, cũng không mạnh. Các tổ chức chống đối theo cách biểu tình lẻ tẻ, gửi thư kiến nghị… những việc không có gì đáng ngại. Vì thế Nguyễn Đức Thoa khá an nhàn, dành thời gian đi nhậu nhẹt và đánh gôn. Môn đánh gôn là một phổ biến của các cán bộ đại sứ quán và các đàn em.

Chuyện Trịnh Xuân Thanh ở Đức là điều những người trong ngành tình báo công an, quân đội ai cũng biết rõ. Hàng ngày Trịnh Xuân Thanh vẫn gọi điện về Việt Nam hỏi tình hình của mình, chỉ riêng khoản đó thôi cũng đã rõ Thanh ở đâu, đừng nói chuyện anh ta vẫn đi cửa hiệu này, nhà hàng nọ. Lần mới nhất trước khi anh ta bị bắt cóc, trong phái đoàn G20 có một vị tướng quân đội cùng tuỳ tùng đi mua đồ ở cửa hàng sang trọng nhất Berlin.

Vào thời cao điểm của những bài viết “Dê Tế Thần”, các đoàn tình báo của tổng cục 2, tổng cục 5 đến Berlin để điều tra xác minh về Thanh liên tục.

Mọi thứ đều có luật, nhưng luật chỉ mang tính răn đe cho những kẻ nào biết nghĩ chùn bước khi phạm tội chứ không thể ngăn khi hắn có ý định bất chấp luật để thực hiện khủng bố.

- Quảng Cáo -

Thanh và những người bạn của Thanh đều nghĩ, tình báo có mặt ở Berlin nhằm xác minh chắc chắn Thanh ở đó, báo cáo về để có biện pháp ngoại giao với Đức. Không ai trong số họ hình dung tình báo Việt Nam có thể điên cuồng làm chuyện băt cóc người ở đất nước khác.

Không thể hình dung người ta manh động, đấy là điều bất khả kháng.

Mọi thứ đều có luật, nhưng luật chỉ mang tính răn đe cho những kẻ nào biết nghĩ chùn bước khi phạm tội chứ không thể ngăn khi hắn có ý định bất chấp luật để thực hiện.

Một kẻ bình thường ngày nào đó nổi cơn vác súng xả khắp đường phố, hay lái xe đâm lung tung, dù có luật, không ai nghĩ được đến điều đó.

Tôi từng đặt vấn đề này với Thanh, giả dụ có 6 thằng xông vào nhà lúc anh ở một mình, bịt mồm, đánh thuốc mê bắt cóc rồi đưa về thì sao.

Thanh khẳng định rằng Việt Nam không dám làm thế. Các luật sư của Thanh cũng khẳng định nếu làm thế khác nào Việt Nam tuyên chiến với Đức, và với tầm như Thanh thì không đáng phải làm thế. Những luật sư này trợ giúp Thanh về mặt pháp lý đối với cáo buộc từ phía Việt Nam. Ông luật sư Victor thì đảm nhận cho Thanh vấn đề tị nạn.

Một lá đơn xin tị nạn phải mất chừng 4 đến 6 tháng để được phỏng vấn, sau đó thêm tầm 4 đến 6 tháng nữa để xem xét. Có trường hợp đệ đơn bị bác bỏ như một người Việt mới đến Đức năm 2016, anh ta chỉ cần cái giấy triệu tập của công an Việt Nam đem ra toà, toà công nhận và huỷ lệnh bác bỏ của sở tị nạn, trường hợp của anh ta tưởng rủi lại thành may vì qua toà lại được công nhân nhanh hơn. Nói thế để biết tại nước Đức phán quyết của một cơ quan nào đó còn phải dưới phán quyết của toà án.

Trường hợp của Trịnh Xuân Thanh khi đến Đức chưa hề có cáo buộc nào của toà án Việt Nam, lúc đó ngay cả cơ quan công an cũng chưa khởi tố, chỉ có kết luận sai phạm của uỷ ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Chỗ này dư luận viên nhập nhèm nói rằng nước Đức chứa chấp một tên tội phạm tham nhũng đã bị khởi tố.

Uỷ ban kiểm tra trung ương đảng CSVN là cái mẹ gì với hiến pháp Đức, cái cơ quan này không hề có giá trị pháp lý gì với các quốc gia tiến bộ. Trái lại nó làm cho Trịnh Xuân Thanh vững chứng cớ hơn về chuyện đấu đá nội bộ. Nhất là chuyện cơ quan này thực hiện theo chỉ đạo của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rồi chính ông Trọng cũng chỉ đạo bộ công an xử lý Thanh.

Các bạn ở Việt Nam ca ngợi quyền lực của tổng bí thư, coi việc đó là luật, là hiến pháp. Từ nhà báo như Huy San đến luật sư như Triển đều mặc định chỉ đạo của tổng bí thư là luật.

Nhưng người Đức họ đâu cho vậy, chẳng những thế họ còn cho vậy là một cách hành pháp quái thai, một tổng bí thư một đảng lại công khai chỉ đạo bộ công an khởi tố, xử lý một công dân.

Nguyễn Phú Trọng khi được bọn trợ lý nói rõ luật của Đức, ông ta mới hiểu ra rằng cái chức TBT quyền lực nhất Việt Nam, nói ra thành luật như ông lại chẳng có giá trị mẹ gì ở Đức. Ông ta gấp rút chỉ đạo bộ công an, C46 khởi tố vụ án với Trịnh Xuân Thanh vì tội danh ”có dấu hiệu cố ý làm trái gây thất thoát tài sản nhà nước”, và phát lệnh truy nã quốc tế.

Việt Nam phát lệnh quốc tế là Việt Nam nói cho sướng mồm, chứ luật quốc tế hợp tác với Việt Nam họ có những tội quy định cùng hợp tác để thực hiện lệnh truy nã, chứ tội như thế kia đâu liệt vào hàng đó.

Nước Đức là kinh tế thị trường, họ không biết đến cái khái niệm “cố ý làm trái chỉ đạo”, hay cái goi là ”có dấu hiệu’. Với họ chỉ có vi phạm luật, chứ không thể có tội cố ý làm trái với chỉ đạo.

…nhiều tội phạm người Việt mà Đức muốn trao trả về Việt Nam, phía Việt Nam không nhận. Giờ lại kiểu thích ai thì đòi, ông có là bố người ta, đúng là tư duy cộng sản mình là bố thiên hạ.

Việt Nam hay lên án các nước mỗi khi khi bắt những nhà đấu tranh dân chủ rằng “mỗi nước có một đặc thù riêng, không thể áp dụng luật nước này để đòi hỏi nước khác nghe theo.”

Vậy mà chính lũ lợn đấy trong vụ Trịnh Xuân Thanh đòi hỏi nước Đức phải nghe theo cái luật kinh tế thị trường định hướng CNXH do đảng cộng sản chỉ đạo, đòi hỏi nước Đức phải nghe theo chỉ đạo của một thằng tổng bí thư một cái đảng đã bị người dân châu Âu khước từ, thậm chí có nước còn cấm cái đảng đó hoạt động.

Không am hiểu luật quốc tế, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam nghĩ mình là vua, lệnh ban ra phải thực hiện. Như kiểu tư duy ”mình có thế nào người ta mới mời mình” để nghĩ rằng ”mình nói người ta nghe mình”.

Khi hiểu ra cáo buộc “có dấu hiệu làm trái” không được Đức công nhận, Trọng chỉ đạo đàn em phải làm tiếp “tội tham nhũng”.


Bài liên quan:


Tội tham nhũng có được Đức chứa hay không?

Dư luận viên lồng lộn vu cáo Đức chứa tội phạm tham nhũng.

Ví dụ như luật Đức không chứa tội tham nhũng ở nước khác, nhưng họ cũng cần phải làm rõ TXT có tham nhũng không, tham nhũng thế nào, việc phán quyết của toà án Việt Nam là khách quan hay là mưu đồ chính trị, họ cũng phải để cho TXT và các luật sư trình bày trước một phiên toà, sau đó mới dẫn độ trao trả Thanh cho Việt Nam.

Nếu thế, thì phải có thời gian chờ đợi của trình tự pháp luật. Phía Việt Nam lồng lộn cho rằng Đức bao che mới lần chần.

Thử hỏi các vụ án như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Hữu Vinh bắt giam, gia hạn điều tra liên miên của an ninh Việt Nam thì sao?

Hơn trăm nghìn người Việt sống ở Đức, làm việc với các cơ quan Đức, không ai trong đời mình là không có lịch hẹn làm việc với các cơ quan hành chính của Đức. Đúng hẹn, đúng ngày việc sẽ rõ ràng. Không thể đến thúc bách, áp lực mua chuộc hay hối lộ họ. Những trường hợp ưu tiên nhân đạo như con nhỏ, người tàn tật, bệnh tình, thì họ đã tính cả cho thời gian sớm hơn. Còn những trường hợp khác không ưu tiên thì phải chờ đúng trình tự.

Việt Nam đưa công hàm đòi dẫn độ, phía Đức trả lời muốn vậy phải có khung pháp lý, nhiều tội phạm người Việt mà Đức muốn trao trả về Việt Nam, phía Việt Nam không nhận. Giờ lại kiểu thích ai thì đòi, ông có là bố người ta, đúng là tư duy cộng sản mình là bố thiên hạ.

Các quân sư của Thanh cũng phòng ngừa trường hợp Đức nghe Việt Nam dẫn độ TXT về theo tội danh “tham nhũng”. Họ đã nhờ luật sư tị nạn nổi tiếng nhất nước Đức làm hồ sơ tị nạn cho Trịnh Xuân Thanh theo dạng bị đấu đá, bị chèn ép, trả thù cá nhân trong nội bộ, do tổng bí thư chỉ đạo không tuân theo luật.

Đến đây thì chính phủ Đức cũng phải bó tay, chờ sở tị nạn bác bỏ đơn của TXT đã. Nghĩa là trong thời gian TXT nạp đơn tị nạn mà sở tị nạn chưa bác bỏ, thì không thể đẫn độ TXT về. Thậm chí khi sở tị nạn bác bỏ, nếu luật sư kháng nghị vẫn phải đưa ra toà án phán quyết. Sau đó mới được làm gì.

Trong thời gian mà Thanh ở Đức và thời gian xin tị nạn. Thanh không đươc phép đi đâu khỏi nơi phạm vi của sở tị nạn Thanh nạp đơn quản lý, anh ta không có giấy tờ, chỉ có tờ giấy 3 mảnh để xác định đang nạp đơn, trên tờ giấy ghi rõ không đi được khỏi khu vực. Anh ta được cấp tiền, nơi ở để chờ đợi việc xét đơn.

Giờ thì việc bắt cóc trái pháp luật Đức của tình báo Việt Nam càng khẳng định lý do xin tị nạn của Thanh là anh ta bị trả thù cá nhân, bị oan ức, bị ép tội không theo luật. Đến ngay cả khi anh ta ở Đức này, Việt Nam còn bất chấp luật thì ở Việt Nam thế nào?

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. NBG phân tích chính xác, Tỵ nạn chỉ nhận những người bị áp bức,Việt cộng có áp bức không? Tại sao tứ 1975 đến 1990 cứ ngưới Việt thoát khỏi Việt nam đều được quy chế tỵ nạn? Luật di trú các nơi đều có trình tự, không như lối làm ăn Việt cộng, còn cái băng đảng cộng sản loại gì đó chỉ là cái trò giải trí của dân tự do như đảng khóai bắn cu…li, bắn chim… trời, Vậy mà dân việt cộng tưởng hể là đảng thì là thượng đế.
    Trọng lú nên học thêm thế nào là tam quyền phân lập rồi hãy ra lệnh.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here