‘Khủng hoảng bắt cóc’ phát sinh hậu quả gì?

Phạm Chí Dũng - phamchidung´s blog

- Quảng Cáo -

Một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam. Tuy “lấy làm tiếc”, nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Dấu chấm hết

Vẫn còn khá sớm, nhưng có lẽ không quá muộn để nói: “Xin vĩnh biệt Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA)”.

Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức phản đối hành động bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của mật vụ Việt Nam đã gần như đóng dấu chấm hết đối với nguyện ước chưa bao giờ khẩn thiết đến thế của Hà Nội về EVFTA.

Ký kết Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA)
- Quảng Cáo -

Câu chuyện đầu tiên thuộc về EVFTA – chủ đề mà giới cai trị Việt Nam quan tâm nhất, sau sự đổ vỡ của Hiệp định TPP mà đã khiến Hà Nội thất thần vào mùa xuân năm nay. Nhưng Merkel đã không có bất kỳ một hứa hẹn nào cho tương lai của EVFTA, cho dù hiệp định này đã được ký chính thức từ tháng 12 năm 2015 và chỉ còn chờ quốc hội của 27 nước trong khối Liên minh châu Âu thông qua.

Cũng không phát ra một sự bảo đảm nào từ bà Merkel về “hiệp định dẫn độ” mà ông Phúc gần như cầu cạnh. Chỉ sau vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin và khi Bộ Ngoại giao Đức phải lên tiếng phản đối chính thức, giới quan chức ngoại giao Đức mới tiết lộ rằng chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu yêu cầu “dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam” với Thủ tướng Angela Merkel. Sau đó, báo chí Việt Nam ồn ào đưa tin “hai bên sẽ xem xét khả năng đàm phán hiệp định dẫn độ”.

Nhưng cũng như EVFTA, hiệp định dẫn độ giữa Đức và Việt Nam, nếu có, cũng phải mất ít ra từ một đến một năm rưỡi nữa. Nếu EVFTA còn phải trải qua rất nhiều thủ tục đồng thuận của các quốc hội trong EU, mà chỉ một nước không đồng ý cũng không thể thông qua, hiệp định dẫn độ cũng phải trải qua không ít lần đàm phán, thẩm định, dự thảo, thông qua các cấp… trước khi Việt Nam có thể đón nhận Trịnh xuân Thanh ở sân bay Nội Bài.

Một khía cạnh Việt Nam học

Song vụ bắt cóc đầy manh động trên đất Đức – cứ như thể thoải mái bắt cóc người bất đồng chính kiến ở Việt Nam – đã phá hỏng toàn bộ viễn cảnh “Thanh về Nội Bài”.

Người Đức chưa bao giờ giận dữ đến thế trong suốt chiều dài quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Với Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đó còn là từ ngữ “bội tín”. Cái từ thiên về bản chất dưới đáy của chính trị này lại càng khiến công luận xã hội ở Việt Nam không thể nào quên được nhân vật ủy viên trung ương đảng, chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối xử với người dân Đồng Tâm ra sao – ký sống, lăn tay điềm chỉ nhưng sau đó xổ toẹt tất cả.

Cho tới vụ “khủng hoảng bắt cóc”, có lẽ giới chính khách Đức mới nhận ra một Việt Nam của tráo trở chính trị rõ đến như thế. Bấy lâu nay, một Hà Nội nên thơ vẫn được giới quan chức văn hóa Việt lồng vào những vần thơ của Goethe và Heine – từ những dự án dĩ nhiên được viện trợ bởi chính phủ Đức. Nhiều năm qua, người Đức cũng chỉ biết về Việt Nam thời hậu chiến lúc nhúc tham nhũng và không thiếu cảnh vi phạm nhân quyền. Nhưng chỉ vài năm gần đây, có những nghị sĩ Đức mới bắt đầu thấm thía và cám cảnh thân phận quyền làm người của mình khi họ bị công an Việt Nam cấm nhập cảnh vào đất nước này.


Bài liên quan:

  • Tại sao csvn hy sinh bang giao quốc tế?
  • Trịnh Xuân Thanh đã khai sạch!?
  • Tin nóng Trịnh Xuân Thanh


    “Khủng hoảng bắt cóc” rất có ích cho những người Đức nghiên cứu về Việt Nam học. Họ sẽ càng hiểu rõ hơn rằng tại sao mật vụ Việt Nam – vốn mang thói quen bắt cóc, hành hung hay bắt giam người bất đồng chính kiến trong nước theo “luật rừng” như cơm bữa – lại dám sang tận Berlin làm cái nhiệm vụ đày dọa và bất chấp cả danh thể quốc gia đó.

Không thể ngủ được
Người trong ảnh được cho là Nguyễn Đức Thoa, Bí Tư Thứ Nhất của Toà Đại Sứ CSVN tại CHLB Đức đã bị cảnh sát Đức áp tải, trục xuất về VN

Về bản chất, “khủng hoảng bắt cóc” không chỉ là thất bại đau không thể ngủ được của giới mật vụ Việt Nam, không chỉ là hậu quả viên chức đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) – một cấp độ phản ứng mạnh mẽ trên phương diện ngoại giao quốc tế – và bị trục xuất khỏi Đức trong vòng 48 tiếng đồng hồ, mà còn để lại những dư chấn không thể lường trước khi phía Đức kết thúc bản tuyên bố phản đối bằng “Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển”.
Hãy nhìn lại. Đức lại là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khối EU. Đức cũng là quốc gia nhập khẩu 1/5 các sản phẩm của Việt Nam xuất qua châu Âu. Giá trị thương mại song phương Đức – Việt Nam lên đến 9 tỷ đô la, giúp cho số xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào thị trường EU lên tới 25 tỷ USD, hoàn toàn trái ngược với số nhập siêu – cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch – của Việt Nam từ “bạn vàng” Bắc Kinh gấp đôi như thế – hơn 50 tỷ USD mỗi năm.

Cái cách bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà theo một người bình luận phải ví von “không xin được thì ăn cắp” đã khiến nước Đức đầu tàu chính trị của châu Âu phải đe dọa sẽ trả đũa.

Hậu quả ngay trước mắt là kể từ nay, trong con mắt nhiều nước châu Âu: “việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng” – như một nội dung trong tuyên bố phản đối của Bộ Ngoại giao Đức. Quang cảnh này là ngược ngạo kinh khủng với cụm từ “lòng tin chiến lực” để kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà ông Nguyễn Tấn Dũng rất sính dùng khi ông còn là thủ tướng, vào năm 2014 khi giới chóp bu Việt Nam vừa bị giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc chơi cho một vố điếng người. Kể từ nay, không khó để hình dung rằng Liên minh châu Âu sẽ không còn mấy quan tâm đến cảnh nạn Việt Nam bị Trung Quốc hiếp đáp ngoài Biển Đông.

Còn những hậu quả khó lường trong tương lai hẳn không ngoài tình trạng viện trợ không hoàn lại, tín dụng cho vay, đầu tư nước ngoài của châu Âu vào Việt Nam có thể sụt giảm đáng kể. Những ưu đãi về hàng rào thuế quan trong nhập khẩu hàng Việt Nam cũng bởi thế sẽ được thả nổi theo mặt bằng thị trường chung. Thậm chí khách du lịch châu Âu – khi đã được báo chí lục địa này dồn dập cảnh báo về “nhà nước bắt cóc”, sẽ chẳng còn mấy tha thiết đi dã ngoại ở một Việt Nam đầy rủi ro rình rập.

“Lấy làm tiếc”

Một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam

Đối diện với nhiều câu hỏi liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh và về tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2/8, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết bà “rất tiếc về phát ngôn này” và nói thêm: “Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức”.

Chi tiết đáng chú ý là tuy “lấy làm tiếc”, nhưng cái cách phản ứng đầu tiên của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không cho thấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Phản ứng yếu ớt.

Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Công luận đang chờ đợi hành động trả đũa của chính quyền Việt Nam. Liệu họ có đủ can đảm để trục xuất một nhân viên ngoại giao người Đức?

Hay sau nhiều cuộc họp khẩn từ ngày 1/8 – thời điểm đại sứ Việt Nam tại Đức bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao nước này về vụ Trịnh Xuân Thanh – đến nay, Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và cố gắng “nuốt nhục” cho qua cơn khủng hoảng?

- Quảng Cáo -

51 CÁC GÓP Ý

  1. Cả Mỹ, Ixraen, TQ… đều tới Đức truy bắt tội phạm có ai nói gì đâu, còn VN mới bắt có 1thằng mà dùm beng ầm ĩ. Đúng là…giòi bọ!

    • Bắt tên tham nhũng là đúng rồi, ai cũng ủng hộ, nhưng cách làm chưa thuyết phục, sao mình không công khai đưa về mà lén lút không thông báo cho nước sở tại, làm như vậy là bỉ mặt nước đức,cũng như công an muốn làm gì trong nhà mình thì cũng phải xin phép chủ nhà, đây là luật, làm như vậy sẽ ảnh hưởng lớn ngoại giao, có nhiều cách để bắt, cách này là tệ nhất

    • Tháng 6 vừa rồi dự G20 ở Đức thủ tướng NXP đã đềnghị Cp Đức cho dẫn độ nhưng phía Đức ko chịu (trước đó là nhiều lần ko chính thức của ngoại giao, c.a) nên mới xảy ra như vừa rồi.

    • Nam Tran đâu phải hết cách đâu, làm chính trị mà nóng vội thì hỏng hết, trịnh xuân thanh đâu quan trọng ghê gớm lắm đâu mà phải đánh đổi cả một đất nước, hiện nay có cả 100 or 1000 thằng như txt liệu có diệt hết đâu?

    • lạy bố nếu muốn bắt người trong nước mình thì phải thông báo rồi xin dẫn độ nữa đây là lợi dụng DSQ ở đó rồi bắt người bí mật đưa về VN
      có cái chuyện đơn giản mấy hôm nay đi đâu cũng có người nói ý ý kiểu như này khó hiểu thật
      mà nên nhớ chúng ta đụng phải đất nước có kỷ luật nghiêm nhất thế giới đó nha chuyện to lắm ko phải giởn đâu
      bây h chính phủ Đức phải đối mặt với các đảng phải người dân chỉ trích, tệ hơn là dẫn tới sự mất tin tưởng từ người dân đối với chính phủ nữa

    • Quá quan trọng nữa là khác, ông này là mắt xích tối quan trọng trg đường dây của bộ công thương làm thất thoát, thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ đồng và các ngành kt khác nữa như ngân hàng, giao thông vận tải…

    • Chs cái biển dg vừa bị lấn chiếm vữa bị ô nhiễm nặng nề cá chết tè lè mà mấy bố ko lên tiếng. Nội cái cho thể đất giá rẻ dài hạn 70 năm cũng làm thất thoát cả tỷ đồng mà ko thấy động tĩnh j.

    • Biển mất hay ko hỏi bọn cầy vàng ba sọc đỏ xem đứa nào dâng biển đảo cho tầu cho philippines malaysia.bắt được TXT là mừng cho vn đức quá thừa biết TXT mang tội gì rồi tại sao còn chứa chấp có con chó nó mang 140 triệu đô mang vào nhà mà ko biết giữ chính tỏ mình yếu kém nên lồng lộn chứ sao còn vẫn đề nữa là TXT là điệp viên gầm?????

    • Có những anh hùng bàn phím hô hào biển chết biển mất hỏi các anh đã làm gì cho tổ quốc.thưa các anh biển vn đã mất nâu rồi từ năm 54 anh DIỆM dâng đảo ba bình cho TƯỞNG GIỚI THẠCH năm 1974 anh THIỆU còn các anh nói biển
      Chết hỏi các anh đã ai chết về biển chưa ?hay có người được tiền tỉ tiền bồi thường hỏi các anh đã ai bị di chứng về biển chưa ?thưa với các anh làm gì có
      Thưa các anh trong chiến tranh vn mỹ nó thả chất độc đioxin suống nam việt nam hỏi các anh bao nhiêu triẹu người bị di chứng ba bốn thế hệ sao các anh ko đi đòi công lý giúp người ta!!!!thật buồn cho các anh hùng bàn phím

    • Nguyễn Quang Thanh Mỹ thả chất độc trong miền Nam ,không ai bị gì cả,tại sao người miền Bắc lại bị nhiễm mà kêu,không lẽ do hướng gió,trả lời dùm.

    • Phạm Văn Phú nói thì hay. Vn đâu phải ngu. Đức nó ko chịu dẫn độ công khai cái lồn què j. Nó đã công khai là bảo vệ txt rồi. Chẳng nhe. Cu để cho nó nhởn nhơ mãi ag. Ko bắt txt thì các quan chuc khác lại bắt truoc.

  2. Khủng hoảng bắt cóc phát sinh ra là trang này xàm loz quá . Đéo bắt cũng la . Giờ bắt được cũng la . Còn bắt cách nào kệ cha CSVN . Chúng mày sũa chứ có làm được như thế ko

  3. Rồi bây giờ lũ khỉ trong hang pác pó phải trả giá cho hành động dùng luật rừng của mình trên đất nước Đức.

    Chỉ tội cho người dân Việt nam chỉ do lũ rừng rú lãnh đạo mà ảnh hưởng đến kinh tế và các nhu cầu giao thương khác với các nước châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  4. Du ma nhan vien lam viec cua vn.phai nho rang cau.nhap gia tuy tuc.o phai muon lam gi thi lam nhu o vn ma cac nguoi da lam.cac a muon bat nguoi nao do phai trinh bao cho nhan vien so tai nuoc do biet.cho cac a o co lam nhu vay duoc.luat cong phap quoc te.va bang giao quoc te.cac anh nen hoc lai di.lam cai chuyen ngu xuan do tren dat nuoc au chau la o the chap nhan duoc.nhuc cho thang trong lu.ngu nhu bo.

  5. Tụi nó đang diễn kịch mà, xong r tiền ai về nhà nấy dân xem chứ biết con mẹ gì. Làm gì có ở tù, tử hình. Bầu kiên đang ở nuớc ngoài với cả đóng tiền trong ngân hàng thụy sỹ

  6. Bác Hồ đã có câu ( thà hy sinh chứ ko chịu mất nước đó thôi.) Còn bọn phá hoại này thì phải chém. Nó làm cho đất nghèo đi chứ ích. …

  7. Nam Tran có phân biệt được : truy bắt tội phạm có phối hợp và xài luật hang Pacpo để bắt cóc đem qua nước khác-rồi bay về VN mà vẫn loa rằng tự thú -không ? Ngu thì nên học -còn nếu làm chó săn cho đảng-thì cứ tiếp tục sủa .

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here