Trung Quốc đe dọa vũ lực, diễn biến nghiêm trọng trên biển Đông

Kính Hoà RFA

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, mùa hè 2014. Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, mùa hè 2014. AFP
- Quảng Cáo -

Ngày 24 tháng 7, 2017, nhà báo Bill Hayton của hãng tin BBC cho biết theo các nguồn tin từ ngành dầu khí quốc tế và giới ngoại giao Việt Nam, Hà Nội đã dừng chuyện thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của mình do bị Bắc Kinh đe dọa tấn công các căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa trên biển Đông.

Các nhà quan sát trong và ngoài nước nhận định gì về diễn biến mới nhất này trên biển Đông?

Việt Nam sẽ bị tổn thất nặng về kinh tế

Khi được tin này, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết:

Ts Lê Hồng Hiệp
- Quảng Cáo -

“Tôi khá là ngạc nhiên, vì Việt Nam khá là quyết tâm trong việc thăm dò trên thềm lục địa của mình, bây giờ Trung Quốc đe dọa, và chưa xảy ra đối đầu đã quyết định dừng hoạt động khai thác. Việt Nam đã nhún nhường tương đối nhiều trong trường hợp này. Tôi nghĩ là điều này tạo một tiền lệ đáng lo ngại trong thời gian tới. Nếu Trung Quốc tiếp tục dùng biện pháp đe dọa như vậy, và Việt Nam tiếp tục nhượng bộ, thì nó đe dọa rất lớn lợi ích kinh tế của Việt Nam trên biển Đông.”

Một nhà quan sát nước ngoài là ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, làm việc tại Học viện quốc phòng Hoàng gia Úc, cũng cho rằng sự rút lui của Việt Nam ảnh hưởng xấu đến lơi ích kinh tế của mình, ông viết trên trang blog của ông:

GS Carl Thayer

“Việc Việt Nam cho ngừng khoan thăm dò ở lô 136-03 có hậu quả lâu dài. Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ xem xét mối nguy này là nghiêm trọng và sẽ đòi hỏi Việt Nam phải bảo vệ hoặc không thì họ sẽ bỏ đi. Nếu Việt Nam ngừng vĩnh viễn việc khoan thăm dò thì điều này sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với các hợp đồng dầu khí hiện tại với các công ty nước ngoài và điều quan trọng hơn cả là với an ninh năng lượng tương lai của Việt Nam.”

Khu vực Việt Nam đang tiến hành thăm dò dầu khí nằm trên vùng biển Đông Nam của Việt Nam, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tính từ đất liền. Việt Nam gọi là bãi Tư Chính. Nhưng theo quan điểm của Trung Quốc vùng này lại thuộc chủ quyền của họ với đường đứt khúc chín đoạn mà họ tự tuyên bố, chiếm 90% diện tích biển Đông, và Bắc Kinh gọi là Vạn An Bắc.

Vào giữa tháng Sáu, các cơ quan truyền thông quốc tế loan báo là Trung Quốc đã điều nhiều tàu xuống vùng biển này để gây sức ép, nhưng phía Việt Nam được cho rằng đã từ chối rút khỏi vùng biển này, và cuộc tranh cãi đã làm một nhân vật quân sự cấp cao của Trung Quốc là tướng Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến thăm Hà Nội lúc đó.

Thạc sĩ Hoàng Việt, một những người nghiên cứu biển Đông hiện sống ở Sài Gòn nói rằng nếu Việt Nam rút giàn khoan thăm dò của mình ra khỏi khu vực này, thì đó là một bước lùi:

Thạc sĩ Hoàng Việt

“Chắc có lẽ trong bối cảnh hiện tại, với sự đe dọa của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam thấy cần phải cân nhắc, và có lẽ đó là một bước lùi. Nhưng để xem thế nào, nếu nó là bước lùi chiến thuật thì không sao, nhưng nếu lùi hẳn thì là chuyện khác, nó cho thấy sự thắng thế của Trung Quốc, ngày càng mạnh ở biển Đông, bất chấp tất cả, kể cả luật pháp quốc tế.”

Trao đổi với chúng tôi sau khi diễn biến mới này được loan tin, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới của chính phủ Việt Nam, cũng nhắc lại quan điểm pháp lý khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời ông cũng cho rằng vùng biển Đông đang có những tranh chấp về quyền lợi kinh tế, và địa chính trị rất nguy hiểm. Ông nói rằng nếu Việt Nam thực sự rút lui, thì có thể có lý do như sau:

Ô. Trần Công Trục

Về lý do chính trị, trong bối cảnh hiện nay, như mọi người biết rồi, Trung Quốc là một nước luôn tìm mọi cách để độc chiếm biển Đông. Câu chuyện hiện nay ai cũng biết họ tìm mọi cách, thủ thuật thủ đoạn, quân sự, ngoại giao, thậm chí kinh tế để gây sức ép. Trước tình hình đó, có nguy cơ xảy ra xung đột, xảy ra chiến tranh. Trước tình hình đó, các chính trị gia bảo vệ lợi ích quốc gia, sự tồn vong của quốc gia của họ cũng cần phải có những xử lý thật mềm mỏng, khôn khéo, đừng tạo ra mồi lửa của cuộc chiến tranh.

Trung Quốc vẫn quyết tâm duy trì đường lưỡi bò, và đe dọa  vũ lực

Căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra chỉ sau khi Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông ra đời hơn 1 năm. Phán quyết này phủ nhận tính pháp lý của đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra trên biển Đông. Mặt khác Phán quyết này không công nhận thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các hòn đảo đá không thể duy trì sự sống dài lâu cho con người, vì vậy tất cả các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, dù ai làm chủ, cũng không có vùng đặc quyền kinh tế xung quanh nó.

Nếu theo phán quyết đó thì khu vực bãi Tư Chính là vùng đặc quyền kinh tế chỉ của Việt Nam mà thôi, vì nó được tính từ đất liền của Việt Nam.

Tin nói về quyết tâm của Việt Nam trong tháng Sáu vừa qua về chuyện thăm dò dầu khí ở bãi Tư Chính, cũng như thái độ khá im lặng của Trung Quốc những tháng sau khi Phán quyết được công bố hồi tháng Bảy năm 2016, có nhiều ý kiến được đưa ra là Trung Quốc cũng có phần nào tôn trọng Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế dù ngoài mặt phản đối.

Diễn biến mới được Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định:

Ts Lê Hồng Hiệp

“Một lần nữa khẳng định rằng họ tìm cách bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài. Tôi nghĩ một hành động khác nghiêm trọng hơn là họ đe dọa sử dụng vũ lực, theo như bản tin của BBC, họ đe dọa tấn công các đảo của Việt Nam ở Trường Sa.”

Điều đáng ngạc nhiên là nếu đó là một hành động nghiêm trọng thì tại sao cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không chính thức đưa tin?

Giải thích điều đó Thạc sĩ Hoàng Việt nói với chúng tôi:

Có thể tuy Việt Nam không đưa ra thông báo chính thức vì vẫn e dè Trung Quốc, tức là cái cách Trung Quốc họ muốn không làm rùm beng vấn đề này. Nhưng tin tức lộ ra cho thấy chính quyền Việt Nam vẫn đưa ra thông tin mặc dù chưa chính thức.”

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhắc lại sự kiện giàn khoan của Trung Quốc mang số hiệu 981 được đưa vào thềm lục địa Việt Nam hồi tháng Năm năm 2014, làm dấy lên một phản ứng rất dữ dội từ phía người dân Việt Nam, đập phá các nhà máy của Trung Quốc, Đài Loan làm chủ, gây tổn hại rất lớn về kinh tế. Cho nên theo Tiến sĩ Hiệp, Việt Nam muốn kiểm soát thông tin để giữ ổn định, nhưng đây là một điều lợi bất cập hại:

Điều này cũng có thể có lợi là giúp giữ ổn định trong nước, tuy nhiên nó cũng gây ra một hậu quả tiêu cực là nó không minh bạch về mặt thông tin, gây ra những đồn đoán, hoài nghi trong công luận. Nó có thể làm suy yếu cái tính chính danh của chính phủ trong nhận thức của người dân, liên quan đến việc bảo vệ lợi ích quốc gia, liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.”

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Changlong)

Chuyện căng thẳng diễn ra hồi tháng Sáu, trong đó tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc bỏ về giữa chừng không được hai nước đưa tin, lúc đó Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp có nói với đài RFA rằng có thể hai bên đang tìm cách giải quyết xung đột một cách kín đáo, khi chúng tôi nhắc lại chuyện này, Tiến sĩ Hiệp cho rằng trong diễn biến mới, nếu chuyện Việt Nam bị áp lực buộc phải rút giàn khoan ra khỏi bãi Tư Chính thực sự xảy ra, thì Việt Nam nên nêu nó ra, ở các diễn đàn an ninh khu vực, thậm chí sử dụng các biện pháp pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trên biển Đông.

- Quảng Cáo -

38 CÁC GÓP Ý

  1. TA ĐÃ CÓ KẾ HOẠCH RỒI! CHUẨN BỊ SẴN MẤY CHIẾC KI-LÔ ĐEM VỢ CON VỚI ĐẦY ĐỦ THIẾT BỊ (trên răng dưỚi dái) HÙNG HỔ NHẢY LÊN TÀU, DZỌT! NHƯNG CHỚ QUA MỸ NHA!

  2. Sao mua bao nhieu vu khi hien dai cua Lien Xo va khoe tren youtube kenh QDNDVN. TrungQuoc phai so ma Ho moi de thoi da phai ngung ngay khong dam ho he hay Quan doi dang lo lam kinh te va nha nha lam kinh te nen Lanh dao Dang Tong bi thu ban nuoc da cui dau truoc Tap can Binh roi . Con Rong Chau Tien ma lai co mot thang khong phai Con Chau Lac Hong a….Vua Hung co Cong Dung Nuoc Con Chau ta Co Cong giu Nuoc ….vay ma toan nhung thang Hen voi giac ,Ac voi Dan dan Ap bat bo bo Tu nhung nguoi chong Trung Quoc ….?????????

  3. Ôi VN có một người bạn láng riềng tốt quá nhỉ, người bạn lúc nào CSVN cũng ca ngợi 4 tốt 16 chữ vàng nhưng nó là những kẻ cướp, chúng muốn CS VN cúi đầu vâng phục nó như con phục tùng cha, nó cướp đất cướp biển của mình, nhưng vẫn cúi đầu mặc cho chúng đe đánh bất cứ lúc nào như cha đánh con nếu làm sai ý chúng, đúng là hèn với giặc nhưng lại tàn ác với dân, vì dân bảo vệ chính nghĩa

  4. Chỉ có mấy thằng Tây bị 4 tốt lừa tìm nhiên liệu.
    Khi thấy thông tin cho thằng tập rút cho mau.
    Ngu gì chia cho Tây thà đi đầu gối với tập hơn thẳng lưng với Tây là vậy.
    Tội cho mấy ông Tây bị lừa một cú ngoạn mục.
    Vì tuyến hải lý đó đc tập bò.

  5. Cái chính quyền CSVN là một chính quyền hèn, chưa gì đã rút, Tôi dám tin chắc thằng TQ thời điểm bây giờ không dám gây chiến tranh, khi nó đang dồn quân đối đầu với Ấn Độ, ngoài kia Mỹ-Nhật đang gờm nó, chỉ cần đừng để chúng nó đánh nhanh rút nhanh, nó tấn công các đảo Trường Sa, thì mình cũng đánh vào các đảo của nó bằng tất cả phương tiện sẵn có, thật sự giới lãnh đạo trong đảng, trong quân đội csvn bây giờ toàn là bọn bất tài nên chúng luôn luôn có chủ đích là rút cổ.

  6. Mong cho thằng láng giềng4 tốt 16 chữ vàng cứ làm tới đi , uy hiếp chúng nó , nắm đầu từ thằng đảng trưởng đến BQP , BCA , thằng CTN , thằng TT Phúc niểng , và cả 18 thằng BCT quay chúng như dế , dân VN ủng hộ luôn ! Dân VN khg chống Tàu nha ! ủng hộ Tàu đó ! phù hợp ý đảng nha ! Khg được chụp mũ , bắt bớ giam cầm vì tội chống Tàu ! Như Mẹ Nấm , hay Trần thị Nga đó ! Nhớ chưa đảng ! Chủ trương nhất quán nha ! Có khi phải tuyên dương đó ! Ủng hộ Tàu khựa tụi bây cứ xử VC nặng vào ! Dân tao hoan nghênh !

  7. Trung quốc nó to mạnh,việt nam nhỏ yếu,nhún nhường là điều đương nhiên.nhưng quyết không được từ bỏ chủ quyền dẫu có hao binh tổn tướng,máu chảy phơi thay

  8. Cs ngu bỏ mẹ, mấy chục năm rồi mà đất nước ko lớn mạnh tí nào. Thằng nhật bản đất nước có đéo gì đâu sao mà nó mạnh vậy. Sao trung quốc ko giành biển với nó. Giành với nó, nó đập cho chết mẹ.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here