Quảng Cáo

Bàn về chuyến đi “ve vãn” Phnom Penh của ông Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Quốc Vương Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, hôm 20/7 tại chính điện Hoàng Cung ở thủ đô Phnom Penh (Ảnh: Chinhphu.vn)

Quảng Cáo

Hôm 20 tháng Bảy, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm “cấp nhà nước” kéo dài ba ngày, theo lời mời của nhà vua Campuchia, để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày hai nước thiết lập bang giao.

Thông tấn xã Việt Nam mô tả cảnh người dân Campuchia tưng bừng đón tiếp người đứng đầu đảng cầm quyền tại Việt Nam: “Dọc hai bên đường từ sân bay quốc tế Pochentong về Hoàng cung, hàng nghìn người dân và thanh thiếu niên Campuchia cầm cờ, hoa, vẫy chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng… Từng đàn chim bồ câu bay lượn trên bầu trời, trước cửa Hoàng cung – hình ảnh sinh động của hòa bình và hữu nghị.”

Đáng chú ý, theo Tân Hoa Xã, ông Trọng đã nói với ông Hun Sen rằng Việt Nam quyết định tặng 25 triệu đôla Mỹ viện trợ để xây dựng tòa văn phòng Tổng Thư ký Quốc hội Campuchia.

Liên quan đến bản tin này, Giáo sư, luật sư Tạ Văn Tài, một học giả ở Hoa Kỳ chuyên theo dõi các vấn đề Việt Nam và Trung Quốc, nói với VOA về ý nghĩa chuyến thăm Campuchia của ông Trọng:

“Chuyến đi của ông Trọng là muốn vuốt ve trở lại sự thân thiện ngày xưa đã dựng lên ông Hunsen, người đã cai trị Cambodia hơn 32 năm.”

Cựu giáo sư trường Harvard nhận định rằng dù Campuchia là “đàn em” cũ của Việt Nam, nhưng dần dần dưới sức ép quốc tế và chính trị trong nước, chính quyền Hunsen trở nên độc lập hơn và thân hơn với Trung Quốc. Ông nói:

“Nhưng chính quyền Hunsen cố gắng tách rời Việt Nam và bắt đầu dựa vào thế lực Trung Quốc. Mối quan hệ Việt-Campuchia có cả sự căng thẳng, thân thiện và độc lập. Trong các hội nghị của ASEAN, Việt Nam nhiều lúc muốn dùng ASEAN là một cộng đồng để đối nghịch với Trung Quốc, nhưng Campuchia là nước cản trở, nhất là về vấn đề Biển Đông. Đây là tương quan của đàn em cũ, nhưng trở nên độc lập hơn, vì Campuchia dựa vào cường quốc Trung Quốc.”

Cùng nhận định với giáo sư Tạ Văn Tài, nhà hoạt động dân chủ thâm niên Nguyễn Đan Quế ở trong nước nhận định:

“Chuyến đi này không chính danh, nhưng quan trọng đối với Hà Nội. Vì thế chiến lược mới muốn tách ba nước Đông Dương thành ba thế lực chính trị cá biệt bằng kinh tế và chính trị. Hiện nay có hai xu thế đối nghịch nhau: một bên là Hà Nội muốn nắm Lào và Campuchia, một bên là thế giới các siêu cường, trong đó có Trung Quốc, cũng như các nước ASEAN muốn tách ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia thành ba thế lực chính trị cá biệt. Chính sách này của Việt Nam (muốn năm Lào và Campuchia) lỗi thời, khó mà có thể thành công. Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy mối tương quan giữa ba nước Đông Dương đang có chiều hướng đi vào một kỷ nguyên mới.”

====

Lời bàn của độc giả (trang VOA tiếng Việt)

**Luong Nguyen · Denver, Colorado
Giờ mới nhìn rõ Hoàng Cung của Campuchia ko sang trọng bằng Tư gia của Nông đức Mạnh cựu TBT đảng cs VN. “Một miếng giữa làng bằng một sàng trong bếp.” ko biết DÂN VN giàu nghèo cở nào nhưng vẫn cho ko campuchia 25tr $ mỹ.Oách thiệt…

**An Phan · Chính ủy at Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Người bên chính phủ đi nước ngoài suốt, ông ấy không đến TQ thì ngồi ở nhà buồn lắm. Lúc này TQ cũng ít gọi, để ông ấy đi đây đó cho biết sự văn minh là thế nào với người ta.

**Lap Dinh · Saigon University
Chỉ mong … Đi một ngày đàng : học một sàng khôn .. cho dân nhờ; chứ cứ
khư khư ” định hướng xuống hố cả nút” thì không ngóc qua nổi Miên – Lào đâu!!

**Lời bàn của Ad Việt Tân

Campuchia là nước láng giềng của VN, biên giới là đường zig zac gồmngười Việt, người Campuchia sống hiền hoà. Ngày 17 tháng Tư 1975, Campuchia bị thống trị bởi chế độ cộng sản (chế độ Khờ Me đỏ) và lâm vào nạn diệt chủng vô tiền khoáng hậu. Theo đại học Yale, số người bị giết hại khoảng 1.7 triệu người, chiếm khoảng 21% dân số campuchia.

Những người trí thức tài giỏi của đất nước Campuchia đều nằm trong danh sách bị thanh trừng, trả thù và giết hại.

Có hai vấn đề chúng ta cần suy nghĩ:
1- Nạn diệt chủng xảy ra ngay từ năm 75 và kéo dài trong suốt bốn năm cầm quyền của Khờ Me đỏ.
Nay ông Trọng sang Campuchia ca ngợi tình hữu nghị 50 năm, vậy CSVN ở đâu trong những năm nhân dân Campuchia bị nạn? sao không cứu nhân dân Campuchia ngay từ thời gian đầu tiên khi nạn diệt chủng xảy ra? ( sau tháng Tư 75, 76, 77, 78). Nếu CSVN can thiệp từ đầu, thì bây giờ có nói “tình hữu nghị với nhân dân Campuchia” sẽ bớt ngượng mồm, đỡ chai mặt.

Đến đây, một câu hỏi được đặt ra là: có phải việc thanh trừng, giết hại những người khác chính kiến là chủ trương của cộng sản?. Như lính cs Bắc Việt bắn vào người dân miền Nam ngay khi cuộc chiến đã chấm dứt năm 1975?, như câu chuyện “Hố chôn người ám ảnh” của bộ đội trinh sát Trần Đức Thạch đã viết, và người bộ đội này đã phải lãnh án nhiều năm tù khắc nghiệt?

2- Nạn diệt chủng năm 75, đã khiến nhân tài của đất nước Campuchia kiệt quê, nhưng chưa đầy 40 năm sau, về chính trị, Campuchia đã có những tiến triển đầy hứa hẹn, chấp nhận đa đảng, đảng đối lập hoạt động công khai, bầu cử tự do với sự giám sát của quốc tế. Tiến bộ về chính trị, đưa đến thành tựu về kinh tế, Campuchia đã sản xuất được xe hơi.

Chỉ cần CSVN đừng lên mặt đàn anh, đừng đứng bên bờ ảo vọng nữa, hãy bắt chước Campuchia về mặt chính trị, tức chấp nhận đa đảng, chấp nhận đối lập, chừng đó thôi, người dân sẽ cảm ơn.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux