Hàng ngàn người dân Hồng Kông tưởng niệm Lưu Hiểu Ba

Dân Hồng Kông tuần hành tưởng niệm giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba, ngày 15/07/2017
- Quảng Cáo -

Nhà cầm quyền Trung Quốc đã bác bỏ nguyện vọng được sống những ngày cuối đời ở ngoại quốc của ông Lưu Hiểu Ba, vì họ sợ khi ông mất, sẽ có hàng ngàn người đến dự tang lễ của ông.

Sau khi ông mất, họ muốn hoả táng ông, vì họ sợ ngôi mộ của Lưu Hiểu Ba sẽ là nơi du khách dừng chân thăm viếng và tưởng niệm; sẽ là minh chứng hùng hồn về bản chất man rợ của chủ nghĩa cộng sản. Bắc Kinh co cụm vì sợ hãi và càng ra tay tàn độc hơn.

Lưu Hiểu Ba đã mất, nhưng ông sống mãi trong lòng những người yêu chuộng tự do, nhất là người dân Hồng Kông.

Bắc Kinh đã không thể ngăn cản hàng chục ngàn người Hồng Kông xuống đường tưởng niệm biến Cố Thiên An Môn hàng năm, thì nay Bắc Kinh càng không thể ngăn cản người Hồng Kông và những người yêu chuộng tự do trên thế giới nhớ đến và tưởng niệm Lưu Hiểu Ba, người đã tham gia phong trào đòi tự do dân chủ Thiên An Môn và đã cứu hàng trăm sinh viên thoát khỏi cuộc thảm sát.

- Quảng Cáo -

Mở đầu cho những lần tưởng niệm Lưu Hiểu Ba tiếp nối trong tương lai, tối ngày 15/07/2017, hàng ngàn người Hồng Kông đã tham gia tuần hành tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba, nhà văn, nhà đấu tranh, khôi nguyên Nobel Hòa Bình.

Theo RFI, từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy cho hay:
“Hàng ngàn người Hồng Kông đã từ bỏ các hoạt động thường lệ vào tối thứ Bẩy, tay cầm nến, tay cầm ô, xuống đường tham gia tuần hành tưởng niệm giải Khôi Nguyên Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba, qua đời tối thứ Năm, 13 tháng Bảy.

Khi màn đêm buông xuống, dòng người đi trong im lặng, trải dài khoảng 2 km từ Charter Garden đến tận trụ sở văn phòng liên lạc Trung Hoa.

Chưa đầy nửa tiếng tuần hành, một sự việc suýt gây va chạm sau khi cảnh sát bắt giữ một người đàn ông giương cao cờ Trung Quốc treo ngược trên một thanh tre. Trên lá cờ một phần bị đốt cháy có ghi hàng chữ đen: Trung Quốc là một nước phát-xít đã giết chết Lưu Hiểu Ba.

Tuy nhiên, ngay sau đó, bầu không khí trang nghiêm được tái lập. Ở gần trụ sở văn phòng liên lạc Trung Hoa, cảnh sát chỉ cho phép từng nhóm khoảng 10 người, lần lượt tới nghiêng mình trước một bàn thờ trên đó có ảnh chân dung Lưu Hiểu Ba và xung quanh có nhiều vòng hoa”.

Theo Reuters, hôm 16 tháng Bảy, trên đài truyền hình quốc gia, ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc “bãi bỏ mọi hạn chế đi lại”, chấm dứt chế độ quản thúc tại gia đối với bà Lưu Hà, vợ của ông Lưu Hiểu Ba.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here