*Phần thứ nhất: “Cơn Bão Quẩn” đang dày vò đất nước ta.
Những năm gần đây chúng ta đã tự gây ra cơn bão quẩn và nó đã quét sạch mọi cố gắng khắc phục hậu quả của cơn bão nhân tai này!
*Nguyên nhân gây ra cơn bão nhân tai từ đâu?
*Từ Giáo Dục:
Phải thừa nhận rằng nước ta là một nước lạc hậu và cổ hủ bởi truyền thống văn hoá bảo thủ và tự sướng, nói theo ngôn ngữ mới của tuổi trẻ thì gọi là ” Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm”!
Nước ta cũng là một nước có truyền thống “thị phi” vào bậc nhất thế giới! Chỉ cần có 3 người là có sự xích mích nói xấu nhau?!
Nước ta cũng là nước “văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị” ai cũng tự cho mình là tài giỏi và không thích nghe người khác dạy khôn, nếu có người nào đó góp ý một vấn đề… thì sẽ nói: “biết rồi”! Đã thế lại còn tỏ ra khó chịu thậm chí là nói ngược lại với những người đang muốn giúp mình.
Từ những “giá trị văn hoá” kiểu như vậy, nên nền giáo dục của Việt Nam không muốn ai dạy khôn! Cái hiện đại của thế giới có sẵn đã được áp dụng trong các nước văn minh như G7 thì không lấy mà học, lại cứ tự mình cải tiến, cải biến, theo kiểu, thịt mỡ dưa hành, cà mắm tôm trộn lẫn và chấm mút khen ngon! Thỉnh thoảng lại cho thêm ít ớt bột, khi người ta kêu cay thì đổ một đống đường vào cho nó thêm phần phong phú hấp dẫn! Thử hỏi rằng cái món ăn giáo dục thập cẩm “thịt mỡ, dưa hành, cà, mắm tôm, ớt, và đường”… hoà lẫn trong cơ thể mỗi người thì chúng ta có bị “tiêu chảy hay kiết lỵ” không?!
Cũng chính vì cái cách giáo dục con người từ xưa tới nay không thay đổi tư duy, nên hầu hết mọi thứ chúng ta bị tụt hậu thê thảm.
– Về khoa học: Chưa có một đóng góp nào cho khoa học nhân loại, không có phát minh, không có sáng chế, mà chỉ cần học lại cũng không xong!
– Về kinh tế: Khi khoa học kém, kỹ thuật không cao, tay nghề thấp, vốn ít… đương nhiên là khó khăn, nhưng đã khó khăn như vậy mà lại thích chơi ngông, thích những cái “nhất thế giới”, tỷ lệ nhà chùa tượng đài, và cổng trào ở nước ta thuộc hạng vô địch thế giới! Cũng vì cái tham vọng vĩ mô mà bao nhiêu tập đoàn đi tắt đón đầu đều vác nợ ngàn tỷ hoặc đắp chiếu bỏ hoang! Chỉ vì sự nhìn nhận chủ quan, thiếu thực tế, không có nhân lực trình độ cao, cách vận dụng mất định hướng, mất kiểm soát, vô trách nhiệm, cẩu thả, kém thông minh của những người cầm lái!
– Về văn hoá: Văn hoá cạnh tranh thiếu tư duy và bẩn tính, thị phi… đã di truyền nhiều đời để lại cho con cháu của chúng ta.
Trong chương trình táo quân 2016 các diễn viên nói:
“Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, thông minh thì nó tìm cách tiêu diệt!”. Người phấn đấu vươn lên từ những phát minh nghèo khó thì bị nói là không có bằng cấp, là nông dân! Người có bằng cấp thì bị nói là bằng giấy… bởi chính sự có học mà không có hành, lý thuyết xuông, giáo điều!
Mỗi lúc xây nhà thì ai cũng muốn chòi ra một tý cho khác người, cửa hàng cửa hiệu cũng phải chòi ra một tý mới chịu, tham gia giao thông thì ai cũng muốn vươn lên đi trước, không ai muốn chịu xếp hàng, bán hàng thì ai cũng khen hàng mình là nhất, bố mẹ nào cũng thích khen con mình là giỏi, nhưng ai cũng kể nghèo kể khổ và mong chờ cơ hội được người khác giúp đỡ…! Đến nỗi trong dân gian có câu nói : “tăng xin giảm mua, tích cực cầm nhầm”!
Quan niệm “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Chính là nguồn gốc cho sự ỷ lại của thế hệ tương lai, bố mẹ nào cũng mong có gia tài để lại cho con cháu, điều này khiến cho họ có khái niệm vơ vét của cải khi có điều kiện, đó là khái niệm ban đầu hình thành bản chất tham nhũng của con người! Lại nói: ” một người làm quan cả họ được nhờ”! Đây chính là cái gốc văn hoá sinh ra lợi ích nhóm, và bổ nhiệm người nhà tràn lan trong hệ thống chính trị nước ta!
Có một thời, cái đói làm cho con người ta tạo thành ý thức trong câu hỏi xã giao! “Bác ăn cơm chưa?!” Ngày nay nạn mua quan bán chức, chạy chức chạy quyền cũng tạo thành thói quen chào hỏi trong xã giao! ” Ông luân chuyển chưa?!” Người dân và những người sống bằng nghề nghiệp tự do của mình thì hỏi nhau: ” Công việc thế nào?” ….
Tất cả những yếu tố trên có phải được xuất phát từ giáo dục và nhu cầu phát triển trong xã hội không?… Đúng vậy.
* Phần thứ hai:
Vậy khắc phục nó và làm thế nào để Việt Nam phát triển?
1- Không cần bàn cãi nữa, hãy bê nguyên nền giáo dục của những nước phát triển G7 mà áp dụng vào hệ thống giáo dục nước ta. Chỉ có vài môn lịch sử, địa lý, văn học, đạo đức là theo truyền thống.
Từng bước loại bỏ thói quen tư duy lạc hậu, cổ hủ, văn hoá làng, bảo thủ, trì trệ, lên án những thói hư tật xấu thậm chí có hình phạt đủ nặng để răn đe xã hội.
Khuyến khích và cho phép người dân tự do ngôn luận, tự do thông tin khi họ có đủ bằng chứng chính xác để chỉ trích và vạch mặt những kẻ tham ô tham nhũng, chạy chức chạy quyền, và những tệ nạn xấu của xã hội.
2- Áp dụng hiến pháp, pháp luật của những nước phát triển để đáp ứng nhu cầu hội nhập thế giới. Cải cách thể chế hành chính tập chung quyền lực cho người lãnh đạo, cắt giảm cấp phó, giảm biên chế, tuyển chọn kỹ năng lực cán bộ, tăng lương, quy trách nhiệm, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm luật pháp một cách bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.
Người thực thi hành pháp là người được dân bàu trực tiếp, không phải là người của đảng cử, vai trò của đảng chỉ là vai trò giám sát kiểm tra tính thực thi của người hành pháp chứ không nên thọc sâu vào mọi lĩnh vực kể cả kinh tế, bởi đảng là một tổ chức chính trị chứ không phải là tổ chức kinh tế.
3- Định hướng phát triển kinh tế:
– Phát triển nâng cao và quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp.
– Phát triển du lịch, đầu tư tập chung, bằng vốn nội lực và xã hội hoá du lịch. Nâng cao nhận thức và xử nghiêm mọi trường hợp vi phạm môi trường, và các tệ nạn xã hội. Phát huy một cách có hệ thống và chuyên nghiệp nét đẹp văn hoá dân tộc, khuyến khích lối sống văn minh để thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước.
– Phát triển cảng biển, tăng cường vận chuyển giao thông đường biển, làm các cụm kho nổi để chung chuyển hàng hoá trên biển đông vừa phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hoá của các nước trong khu vực và thế giới, mà đó cũng là cách để chúng ta bảo vệ biển.
– Phát triển khuyến khích gia công sản phẩm chất lượng cao để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
– Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng gia dụng và thực phẩm để khuyến khích người dân tự sản xuất và tiêu thụ hàng trong nước.
– Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, kinh doanh mở đa dạng, đa ngành nghề, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.
– Phát huy mọi tiềm năng và thế mạnh về địa lý, thổ nhưỡng của các tỉnh miền núi, trồng cây, gây rừng, trồng thuốc nam, tạo quang cảnh xanh, sạch đẹp, hướng dẫn cho bà con miền núi các phương pháp tổ chức văn hoá du lịch truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm độc đáo và hấp dẫn về tinh thần, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quê hương.
– Nhà nước tăng cường đào tạo miễn phí nâng cao tay nghề cho người lao động, đồng thời tập chung mở nhiều phòng đọc sách miễn phí, khuyến khích thanh thiếu niên nghiên cứu, tìm hiểu và phát minh các sản phẩm khoa học để phục vụ xã hội….
Trong điều kiện kinh tế xã hội và trình độ khoa học của nước ta hiện nay chúng ta không thể vội vàng làm những cái to tát mà tập chung vào những gì gọi là thế mạnh của đất nước, từ đó ta phát huy mọi khả năng tự có của dân tộc, như vậy chúng ta mới từng bước thoát khỏi cơn bão trầm luân của lịch sử làm cho dân tộc ta mãi không mở mắt ra được.
Hà Nội 9-7-2017
Dân Việt Nam. Lương Ngọc Huỳnh
Nguồn: Fb. Lương Ngọc Huỳnh
Leave a Comment