Hội thảo về “Vấn nạn bạo hành”

nguyentuongthuy's blog - RFA

- Quảng Cáo -

Hội thảo “Vấn nạn bạo hành của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam” tại Hà Nội. (*)

Kỷ niệm ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn (26/6), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Vấn nạn bạo hành của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức cùng ngày tại Hà Nội và Sài Gòn.

Tại Hà Nội, tham gia hội thảo ngoài các thành viên Cựu Tù nhân Lương tâm, có đại diện của các tổ chức xã hội dân sự: Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Phong trào Chấn hưng Nước Việt, Phong trào No-U, Hội Phụ nữ nhân quyền, Hội Bầu bí tương thân, Mạng lưới bloger, tổ chức Người bảo vệ nhân quyền… Ông Yann Righetti, tùy viên nghiên cứu, Đại Sứ quán Thụy Sĩ có mặt tham dự.

Hội thảo tập trung vào các nội dung:

– Tình trạng bạo hành nói chung và bạo hành người bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

- Quảng Cáo -

– Nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong xã hội và vấn nạn bạo hành đối với giới bất đồng chính kiến.

– Làm thế nào để hạn chế, ngăn chặn vấn nạn bạo hành đối với người bất đồng chính kiến.

Tuy Việt Nam là nước đã ký kết Công ước Chống tra tấn ngày 07/11/2013 và phê chuẩn Công ước ngày 05/02/2015 nhưng điều trớ trêu là bạo hành ở Việt Nam lại là vấn đề nhức nhối trở thành vấn nạn. Điều này nói lên một xã hội thiếu vắng tình yêu thương, thiếu vắng luật pháp và khả năng thực thi luật pháp. Bạo hành xảy ra ở khắp nơi, với đủ mọi thành phần xã hội, đặc biệt ngay ở cả học đường. Nhưng tệ hại hơn cả và là gốc rễ cho bạo hành phát sinh lại chính là bạo hành của công an với người dân.

Theo báo cáo của Bộ Công an chỉ trong 3 năm, từ Tháng10/2011 đến Tháng 9/2014 đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc (con số có thể còn thấp so với thực tế). Những thông tin người dân chết trong các đồn công an, người bất đồng chính kiến bị đánh trên khắp cả nước xảy ra ngày càng nhiều.

Với người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, ngoài việc có thể bị bắt giam bất cứ khi nào, còn phải đối diện với tình trạng bạo lực, bạo hành của nhà cầm quyền. Ngày 19/6/2017 vừa qua, tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế (HRW) công bố bản phúc trình về việc nhiều nhà hoạt động nhân quyền và các blogger ở Việt Nam thường xuyên bị hành hung, đe dọa. Trong khi đó, thủ phạm của các vụ bạo lực nhằm vào những người bất đồng chính kiến không hề bị truy cứu trách nhiệm. Tổ chức phi chính phủ theo dõi nhân quyền đã yêu cầu “chính quyền Việt Nam cần ra lệnh chấm dứt tất cả mọi hành vi tấn công và truy cứu trách nhiệm những người liên quan”.

Dưới tiều đề “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động nhân quyền: Các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị hành hung”, bản phúc trình của HRW nêu ra 36 trường hợp những người hoạt động nhân quyền và blogger bị những kẻ mặc thường phục tấn công, đánh đập, nhiều người bị thương tích nặng, trong khoảng thời gian từ tháng 1/ 2015 đến tháng 4/2017.

Những tham luận cũng chỉ ra nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong xã hội và vấn nạn bạo hành đối với giới bất đồng chính kiến. Hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này được nêu ra: yếu tố lịch sử – tâm lý – văn hóa của con người Việt Nam và môi trường xã hội của chế độ cộng sản là nơi nuôi dưỡng và khuyến khích bạo lực.

Với giới đấu tranh, bất đồng chính kiến, nhà cầm quyền đối với người dân nhằm tạo ra sự sợ hãi để giữ quyền thống trị. Việc đàn áp những người bất đồng chính kiến nhằm ngăn chặn những hoạt động của người đấu tranh, dằn mặt hoặc trả thù. Tuy nhiên những biện pháp này thường không mấy hiệu quả, bằng chứng là đội ngũ những người đấu tranh ngày càng đông lên, đặc biệt là trong giới trẻ.

Về vấn đề làm thế nào để hạn chế, ngăn chặn vấn nạn bạo hành đối với người bất đồng chính kiến, các ý kiến thảo luận nhấn mạnh đến việc cần phải tố cáo kịp thời tới các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, tới dư luận thế giới và trong nước. Những người hoạt động cần có những biện pháp tự bảo vệ mình, trang bị thêm kiến thức pháp luật, lường trước những tình huống xảy ra để chủ động đối phó…

Không một ý kiến nào đề cập việc phải tố cáo, khiếu nại đến các cơ quan nhà nước. Có thể giải thích điều này vì những tố cáo, khiếu nại về các vụ bạo hành đối với người đấu tranh chưa bao giờ được giải quyết vì nhà cầm quyền chính là thủ phạm mà tố cáo tới thủ phạm là điều không thể. Tuy nhiên, trong các vụ việc lớn và có thể, hãy nên kiên quyết tố cáo với nhà cầm quyền, tận dụng pháp luật, quyền công dân để tự bảo vệ mình, ít ra cũng có bằng chứng để vạch mặt họ vi phạm Luật Khiếu nại, tố cáo.

Buổi Hội thảo có rất nhiều ý tâm huyết và đầy bức xúc, phẫn nộ của các đại biểu: Nguyễn Chí Tuyến, Trần Thị Thảo, Vũ Quốc Ngữ, Lê Dũng, Cựu Tù nhân Lương tâm Vũ Hùng v.v… Vũ Quốc Ngữ hướng dẫn cách cụ thể tỉ mỉ cách tố cáo đến các tổ chức nhân quyền quốc tế. Cựu TNLT Lê Thị Công Nhân nhấn mạnh vấn nạn bạo hành đối với phụ nữ. Ngoài đánh đập gây đau đớn, di hại về thân thể , chúng còn sỉ nhục, xúc phạm đến nhân phẩm phụ nữ, gây ảnh hưởng tinh thần lâu dài.

Điều cần nói thêm là buổi hội thảo diễn ra thành công và đảm bảo an toàn. Không có ai bị ngăn chặn, theo dõi và không thấy bóng an ninh lảng vảng quanh địa điểm Hội thảo. Điều này chứng tỏ thông tin về Hội thảo đảm bảo được bí mật tuyệt đối để không bị đánh phá. Đây cũng là một kinh nghiệm cho việc tổ chức các sự kiện sau này.

nguyentuongthuy’s blog

(*) Tựa nguyên thủy của tác giả

- Quảng Cáo -

10 CÁC GÓP Ý

  1. chúng mày nói người ta là phản động chúng mày có căn cứ gì không? Chúng mày đủ bản lĩnh làm được như người ta không hay ngồi xó võ mồm liên thiên như những thằng mất trí, ăn bám hiện tại mà không biết mình đang là cái loại gì người hay con vật. Phàm những kẻ ngu dốt thì hay vào hùa nói nhăng không có một chút bản lãnh cũng như kiến thức cơ bản của văn minh loài người. Những thằng đó là cái loại cặn bã cần phải gặt bỏ chúng .

  2. Tôi cho rằng Hội thảo với nội dung “Vấn nạn bạo hành ” là một đòi hỏi cấp bách của cuộc sống xã hội hiện nay . Tôi không biết Hệ thống nhà nước có tổ chức Hội thảo với nội dung này chưa?(thực ra nhà nước với trách nhiệm quản lý xã hội phải thấy vấn đề đã rất nghiêm trọng cần tìm nguyên nhân và biện pháp sớm chấm dứt tình trạng này) ! Thôi thì tổ chức xã hội dân sự “mở màn “cũng là phải bởi nạn nhân bị bạo hành có khá nhiều những người dám bộc lộ chính kiến ,tham gia biểu tình bảo vệ môi sinh ,phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc –đặc biệt là những tù nhân lương tâm; vả lại người vi phạm hành vi bạo lực nhiều khi có tổ chức , mạnh tay , không hề sợ trừng phạt lại chính là những lực lượng tổ chức nhà nước như công an , dân phòng , thanh niên xung phong , côn đồ được âm thầm huy động; đôi khi là đại diện cả hệ thống chính trị đảng viên , đoàn TN, phụ nữ , nông hội thậm chí cả Hội người cao tuổi gọi là “nòng cốt chính trị” để uy hiếp dân oan.Đành phải chờ đến lúc người lãnh đạo cấp cao nhà nước thấy lương tâm day dứt trước nạn bạo hành , quyết trừ diệt nó mới mong có Hội thảodo nha nước chân thành , nghiêm túc tổ chức! Xin chúc mừng sự thành công của Hội thảo và chúc sức khoẻ mọi thành viên của các tổ chức Xã hội dân sự !

  3. Một thể chế chính trị .đương Nhiên phải có luật pháp để trị .đưa con người của xa hội đó đi vào trât tự .đuong nhiên phải bắt người chông đôi có gi ma phải nay no ( vấn nạn bao hành) chúng mày không ưng thì cút .

  4. Một lũ chuyên hò hét chống đối Chính quyền lại lên tiếng đòi Chính quyền phải bảo vệ; chuyên vi phạm pháp luật lại gào lên đòi pháp luật phải bảo vệ. Nực cười. Tù nhân lương tâm có khái niệm thế nào vậy? Làm trái với lương tâm của một người công dân có trách nhiệm với Tổ quốc, với chế độ XHCN tức là đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Vậy lũ người đó là tù nhân lương tâm của ai? Lương tâm của lũ người đó là lương tâm gì?

  5. Chúng mày nên nhớ thời điểm này,đại đa số nhân dân không ưa chúng mày.nên bị đập không có oan đâu mà gào.chúng mày có chết đi thi dân cũng đéo thương tiếc đâu bọn kí sinh trùng ăn bám nhưng hại cây à

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here