Đã một năm Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng, thành công duy nhất của Phúc được các bồi bút ca ngợi là cải cách hành chính, thủ tục với số lượng công việc khổng lồ trong vòng mấy tháng, trong khi đó đời thủ tướng trước là Nguyễn Tấn Dũng mất cả năm không làm được.
Đây là điểm duy nhất các tay bồi bút xoáy vào để tâng bốc Phúc lên cao.
Có thật Phúc cải cách thủ tục hành chính không?
Cái này là có, đúng như các tay bồi bút ca ngợi, Phúc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính chỉ trong vòng vài tháng và còn đang nỗ lực để cải cách bỏ nhiều giấy phép, thủ tục hành chính khác nữa.
Nhưng chưa mấy ai đặt câu hỏi, Phúc cải cách thủ tục gì, đối tượng được lợi nhờ những cải cách này là ai? Động cơ nào khiến chính phủ Phúc Nghẹo làm việc khẩn trương, nhanh chóng và tận tuỵ thế?
Những gì Phúc cải cách là chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp của nước ngoài.
Bởi thế chúng ta không thấy doanh nghiệp nào trong nước ca ngợi rằng họ được lợi nhờ những chính sách cải cách của Phúc Nghẹo, bởi đối tượng được lợi trong chương trình cải cách này không phải là những doanh nghiệp trong nước, mà có khi trái lại họ là những nạn nhân.
Việt Nam nợ nước ngoài hàng trăm tỷ USD, theo con số thống kê của chính phủ là khoảng 110 tỷ USD. Khi làm thủ tướng, Phúc đã cho các bồi bút nhấn mạnh vào số nợ này là do đời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đó để lại.
Nhưng Phúc giấu biệt khoảng 250 tỷ USD vốn nhà nước có trong các doanh nghiệp.
Họp quốc hội ngày 9/6 /2017 đại biểu Nguyễn Bá Sơn, một đàn em của Phúc đã tố cáo nhiều thế lực ngăn cản, làm chậm tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Tức có thế lực đã cản trở việc bán phần vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp. Nguyên nhân của việc cản trở này được cho là những thế lực đang nắm số vốn này lo sợ bị bán, họ sẽ không còn quyền lực gì.
Nói thế này để dễ hình dung, nhà nước Việt Nam có 250 tỷ USD trong các doanh nghiệp ở dạng cổ phần. Giờ Nguyễn Xuân Phúc muốn bán chỗ cổ phần này lấy tiền mặt. Cái thủ tục ông ta cải cách được các bồi bút ca ngợi đó, là những thủ tục giúp cho những nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng mua được số vốn của nhà nước VN ở các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt nhờ những cái cách của Phúc, ngay lập tức các nhà đầu tư Trung Quốc đổ tiền ồ ạt vào Việt Nam.
Rất nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo việc để Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn như vậy sẽ nguy hiểm cho an ninh và kinh tế, chính trị Việt Nam. Như chuyên gia Phạm Chi Lan, Trương Đình Tuyển, viện trưởng kinh tế Trần Đình Thiên… đều bày nhiều lo ngại, trong đó có lo ngại các doanh nghiệp Trung Quốc đã quá mang tiếng với dòng chữ Madein China, giờ họ có thể mượn danh Madein Viet Nam để đánh lừa thế giới. Và những ảnh hưởng về môi trường độc hại mà các nhà đầu tư trung Quốc để lại trên đất Việt Nam.
- Âm mưu của Trung Quốc đằng sau chiến lược “mình ong xác ve” tấn công vào Việt Nam?
- Việt Nam hợp tác Trung Quốc ở Shangri La 2017: né tránh phát biểu
- Bất động sản ở Việt Nam đang bị Trung Cộng thâu tóm
- Từ cuối đời Thủ tướng Dũng đến đời Thủ tướng Phúc: Bán và bán!
Nếu những ý kiến về chính trị trái chiều được gắn mác phản động, thì những ý kiến của các chuyên gia kinh tế trên đã bị Nguyễn Bá Sơn, đàn em của Phúc Nghẹo quy kết là tội cản trở chính sách kinh tế của đảng và chính phủ.
Chính phủ kiến tạo của Phúc Nghẹo là làm mọi cách làm sao nhanh nhất bán tống bán tháo vốn nhà nước trong các doanh nghiệp cho các nhà đầu tư Trung Quốc để lấy tiền mặt. Kiến tạo của Phúc là đe doạ, thanh tra bỏ tù các quan chức được giao quản lý số vốn này mà có ý cưỡng. Kiến tạo của Phúc Nghẹo là hứa bảo đảm tiền đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc qua ví dụ bảo vệ Foroma và trấn áp biểu tình ở Hà Tĩnh bằng nhiều thủ đoạn hèn hạ và tàn bạo, kể cả đánh đập, bỏ tù, vu khống giáo dân, linh mục. Kiến tạo là bỏ đi những quy định khắt khe về an ninh quốc phòng, an ninh kinh tế và môi trường, văn hoá để các nhà đầu tư Trung Quốc hài lòng bỏ tiền đầu tư.
Không những vu khống người dân, các chức sắc tôn giáo. Chính phủ kiến tạo của Phúc Nghẹo còn vu khống cả những chuyên gia kinh tế uy tín, có tâm với đất nước giữa hội trường quốc hội, gọi họ là những kẻ cản trở chính sách. Một chính sách nói đúng ra là một chính sách bán nước với giá rẻ mạt cho kẻ thù truyền kiếp, nhưng được đảng CSVN che đậy gọi là thu hút đầu tư với Trung Quốc, một nước anh em hữu nghị nồng thắm, tin cậy.
Bán phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp cho Trung Quốc với những cải cách ưu đãi, thuận tiện và nhanh chóng. Sau đó bảo vệ mọi giá cho các doanh nghiệp Trung Quốc dù có làm sai trái nghiêm trọng như gây chết người, gây thảm hoạ… Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ làm những kẻ chóp bu lãnh đạo Trung Quốc hài lòng, và che chở về số phận chính trị, tạo dựng cho quyền lực tột cùng ở Việt Nam.
Như thế có được gọi là liêm chính hay không.?
Chưa kể qua việc bán vốn nhà nước này cho các nhà đầu tư Trung Quốc, chuyện lại quả, chi phần trăm hậu hĩnh là chuyện đương nhiên mà các nhà đầu tư Trung Quốc vốn hay làm quen thuộc. Ngày nay những công ty tài chính của Trung Quốc có mặt ở nhiều nơi như Sing, Hồng Kông, Mã Lai… nếu cần những công ty này đứng ra mua phần vốn của nhà nước Việt Nam để tránh bị dư luận dè chừng, nhưng đó chỉ là nếu cần thiết. Còn với quan hệ Viêt Trung được gắn bó như bây giờ, những đầu tư thẳng từ Trung Quốc vào Việt Nam được gọi là thành tựu, được khuếch chương nữa đằng khác.
Một chính phủ nỗ lực làm sao để bán được tài sản đất nước cho nước ngoài nhanh nhất, đàn áp những ai phản đối tàn bạo và thủ đoạn mà được gọi là một chính phủ kiến tạo.? Bán nước để tìm chỗ dựa quyền lực, cầu vinh và lại quả hoa hồng được gọi là liêm chính.?
Đất nước Việt Nam từ khi có đảng CSVN độc quyền lãnh đạo, mọi cái càng ngày càng ngược đời như vậy. Đó là chuyện mà đa phần mọi người Việt Nam đều cảm thấy bình thường.
Leave a Comment