Ngày hôm nay 20/5, dự án đường sắt trên không Hà Đông Cát Linh chính thức được mở cho người dân Hà Nội tham quan. Sau hơn sáu năm khởi công, lần đầu người dân Việt Nam được tận mắt được chứng kiến chiếc tàu metro. Tuy nhiên, đây có phải là một “thành quả” gì đó mà báo chí vẫn đang rêu rao không? Không phải. Dự án đường sắt trên không Hà Đông-Cát Linh là một cú lừa lớn của Trung Quốc với Việt Nam, mà trách nhiệm thuộc về chính phủ Việt Nam.
Dự án đường sắt Hà Đông-Cát Linh để lại nhiều hậu quả nặng nề, đầu tiên có thể thấy rõ nhất ngân sách quốc gia và nhân dân phải cõng một khoản tiền oan. Dự án được phê chuẩn và đi vào thi công vào cuối năm 2011 với những ưu đãi đầy “hứa hẹn”. Đầu tiên, tổng đầu tư 552,66 triệu với chiều dài 13.1 km. Con số này bề ngoài nhìn có vẻ hợp lý và thậm chí khá mềm so với các dự án đường sắt khác trên thế giới. Tại Pháp, chính phủ bỏ ra 39 tỷ để xây dựng hệ thống đường sắt mới dài gần 200 km. Nếu tính ra đơn vị trên 1 km và trừ các khoản chi phí lặt vặt thì mức giá trên của nhà thầu Trung Quốc có vẻ rất phải chăng. Thêm vào đó, chính phủ Trung Cộng hứa hẹn cho chính phủ Việt Nam mượn 169 triệu vốn vay ưu đãi thông qua hình thức ODA. Như vậy bên Việt Nam có được gói thầu rẻ và chỉ phải bỏ ra khoảng 80% vốn trước mắt. Tuy nhiên, khi ký thỏa thuận xong xuôi thì chính phủ Việt Nam rơi vào cái bẫy kinh tế của Trung Cộng.
Hợp Đồng Không Rõ Ràng
Qui tắc tối thiểu trong kinh tế là hợp đồng kinh tế phải rõ ràng. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam đã cố tình phớt lờ nguyên tắc đó. Bên tổng thầu Trung Công đã cố tình chia nhỏ hợp đồng, để khi quá trình thi công bắt đầu mà các hợp đồng quan trọng nhất vẫn chưa được kí hết. Hậu quả là khi mọi chuyện đâu vào đấy rồi bên thầu Trung Cộng trở mặt dừng thi công để đòi thêm phía Việt Nam 315,18 triệu (Con số này bằng già nửa số vốn ban đầu). Sau khi “thỏa thuận lại” so với thầu Trung Cộng số vốn bỏ tăng gần gấp đôi và hoàn toàn do bên Việt Nam chịu.
Những Phụ Thuộc Nối Tiếp Vào Trung Quốc
Trung Quốc cố tình làm kích thước của thanh ray đường sắt to hơn bình thường để phù hợp với các loại tàu Trung Quốc sản xuất. Như vậy, vậy Việt Nam rõ ràng sẽ phải chấp nhận mua loại tàu sản xuất từ phía Trung Quốc. Còn giá cả bao nhiêu thì Trung Quốc hoàn toàn có lợi thế trong việc quyết định
Nguy cơ đổ vỡ kinh tế từ những khoản vay “ngoài dự tính”
Các dự án kinh tế như vậy đã làm Việt Nam trở thành con nợ lớn của Trung Quốc. Nguyên tắc khi đi vay nợ là quốc gia đó phải có đủ điều kiện chi trả. Vay một số tiền quá lớn ngoài sức chịu đựng của những khoản thu của ngân sách nhà nước thì dĩ nhiên chính phủ buộc phải tăng thuế. Rõ ràng trong dự án đường sắt Cát Linh số vay thêm từTrung Cộng là “ngoài dự tính” và gấp 3 lần số vay ban đầu. Chỉ riêng dự án đường sắt Hà Đông-Cát Linh, Việt Nam nợ Trung Quốc gần nửa tỷ Mỹ Kim. Vậy nhà nước đã có kế hoạch gì chi trả cho số tiền nợ “ngoài dự tính” đó chưa hay tất cả sẽ quy về đồng tiền thuế của của dân? Cộng thêm số lãi hàng năm, ngân sách quốc gia và nhân dân sẽ phải cõng một khoản thuế lớn để trả giá cho sự ngu ngốc của nhà nước. Trong lịch sử kinh tế thế giới đã có rất nhiều quốc gia vỡ nợ vì chi-vay không có kế hoạch. Nếu tiếp diễn tình trạng này thì nguy cơ khủng hoảng tài chính của Việt Nam là rất cao, hoặc Việt Nam chấp nhận vỡ nợ, hoặc chấp nhận phụ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc.
Hà Đông Cát Linh- Một Dự Án Lộn Xộn Thiếu Quy Hoạch
Nhìn từ trên không có thể thấy rõ dự án Hà Đông Cát Linh đi theo một hướng uốn éo lởm chởm, không hơn một công trình rẻ tiền là bao. Theo phản ánh nhiều người tham quan, công trình có nhiều khe kích thước lớn, hành khách có thể dễ dàng gặp tai nạn. Các khu vực được bố trí không hợp lý dẫn tới việc di chuyển vô cùng mệt mỏi. Một vấn đề lớn đặt ra nữa là không hề có khu vực để xe đạp, xe máy dành cho hành khách trong thiết kế. Bây giờ muốn xây thêm chỗ gửi xe “chưa được dự tính trước” thì ban quản lý sẽ sử dụng phần đất nào đây? Nhất là một thành phố đất chật người đông như Hà Nội.
Quy hoạch như vậy chắc chắn dự án Hà Đông-Cát Linh sẽ góp phần làm cho mức độ hỗn độn của đô thị trở nên nghiêm trọng thêm.
Cuối cùng, nói là dự án của Trung Quốc xây người dân Việt Nam có muốn đi không? Hơn nữa, một công trình giao thông chỉ được sử dụng khi nó đi vào hoàn thiện. Ví dụ để đến công sở, người dân phải lái xe máy đến ga tàu, rồi lại phải mất tiền gửi xe máy, và thêm một khoảng thời gian đi bộ để đến chỗ làm việc. Vậy, so với phương tiện truyền thống của họ cái nào lợi hơn? Muốn dự án tàu trên không được người dân sử dụng thì quy mô của tuyến đường phải lớn để đủ để có thể bao quát toàn thành phố. Quy mô của dự án rõ ràng chẳng khác nào để trưng bày cả. Nếu phát triển thêm dự án liệu Việt Nam có tiếp tục chịu sự dắt mũi của Trung Quốc không? Và tiền đâu ra tiếp để phát triển thêm tuyến đường?
Dự báo trong tương lai đường sắt trên không tại Việt Nam dùng để… triển lãm nhiều hơn là sử dụng. Vốn bỏ ra thành một đống sắt rỉ, còn nhân dân chắc chắn sẽ còn tiếp tục phải cõng những khoản tiền đội ngân sách và chịu sự dắt mũi của phía Trung Cộng do sai lầm ngu ngốc của đảng.
Chu Tuấn Anh (Blog Chính trị Vỉa Hè)
Leave a Comment