Nỗi sợ nào lớn hơn?

Nga Thi Bich Nguyen FB

Bà Trần Thị Nga
- Quảng Cáo -

Thấy Lê Mỹ Hạnh bị đánh, tôi có sợ không?
-Có.
Thấy Bạch Hồng Quyền bị truy bắt, tôi có sợ không?
-Có.
Thấy Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Thúy Nga…bị bắt tới giờ chưa được tiếp cận luật sư, xa con cái, gia đình. Tôi có sợ không?
-Có.

Cô Lê Mỹ Hạnh (trái) với các thương tích và người được cho là hung thủ Phan Hùng Sơn (FB Phan Hùng).

Thấy Hoàng Bình và nhiều anh chị em, người dân bị đánh, bị bắt một cách vô pháp, tôi có sợ không?
-Có.
Thấy nhiều người vô đồn rồi chết vô cớ, tôi có sợ không?
-Có.
Thấy nhiều người ra tòa có luật sư nhưng không thể cãi được với hệ thống luật rừng, tôi có sợ không?
-Có.
Viết bài đăng facebook phản biện, phản ánh thực trạng xã hội, tham gia truyền thông, đi biểu tình…bị bắt, bị làm khó dễ, bị canh, bị áp lực…tôi có sợ không?
-Có.
Vì sao sợ?
-Tôi là người bình thường mà người bình thường thì tất yếu có những nỗi sợ rất cụ thể, chẳng có gì phải che giấu cả. Sợ thì cứ nói là sợ thôi.

Nhưng có những nỗi sợ lớn hơn làm tôi vượt qua được những nỗi sợ kể trên, đó là:

Tôi sợ mình không còn là người ngay thẳng và công chính nữa khi không dám gọi tên sự thật. Khi đó tôi sẽ thành người bất hiếu vì không làm được lời ba mẹ dạy, “làm người phải biết phân biệt được đúng sai và bênh vực người yếu thế, bảo vệ sự thật, nếu không thì không đáng sống làm người.”

- Quảng Cáo -

Tôi sợ con cháu mình sẽ chết sớm vì ung thư khi phải hít thở, ăn uống hóa chất độc hại, không thể tránh hoặc chết sớm vì vào đồn tự sát..

Tôi sợ con cháu tôi sẽ trở thành robot khi chúng bị giáo dục bởi một hệ thống giáo dục, xã hội, truyền thông tuyên truyền dối trá, sai sự thật, tô hồng bôi đen và triệt tiêu tư duy độc lập, loại bỏ phương pháp tư duy.

Tôi sợ con cháu tôi trở thành nô lệ kiểu mới ngay trên chính đất nước mình, ngay trong chính tâm tưởng tự thân.

Tôi sợ chúng không được làm người và sống đúng nghĩa mà chỉ vật vờ tồn tại như thế hệ tôi.

Tôi biết tôi sợ, các bạn sợ, người dân Việt Nam phần đông còn sợ. Chẳng có gì sai cả. Nhưng hãy so sánh xem nỗi sợ nào lớn hơn? Và bạn có chấp nhận để nỗi sợ cho chính bản thân mình lấn át đi nỗi sợ cho thế hệ tương lai không? Và thay vì nhận lãnh trách nhiệm lên tiếng ta lại đùn đẩy cho con cháu bắt chúng nhận lãnh không?

Hôm qua là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, là Nguyễn Hữu Vinh, là Lê Mỹ Hạnh, hôm nay là Hoàng Bình, là bà con Nghệ An, là bà con dân oan…ngày mai sẽ là chúng ta nếu chúng ta cứ mãi để cho nỗi sợ nhỏ lấn át đi quyền được làm người, quyền được sống đúng nghĩa cho mình và cho con cháu.

Nga Thi Bich Nguyen (Ngà Voi) FB

- Quảng Cáo -

10 CÁC GÓP Ý

  1. Trước khi ( kích hoạt ) cho hệ thống ” TNT ” đeo theo trên người…. tôi có sợ không ?
    – Có.
    Nhưng nghĩ đến bao thế hệ phải chịu chôn vùi dưới lớp bùn nhơ ( cộng sản ).
    Tôi ước muốn được nổ tung.

  2. Các ac là tấm gươg ság cho mọi người noi theo. Em rất ngưỡg mộ các ac. E tin rằg chân lí có thể bị lu mờ nhưg ko bao jơ mât đi. Cố lên mọi người ơi. Hãy đấu tranh cho côg lí và cũg vì lợi ich của chính chúg ta và tươg lai con em chúg ta nữa

  3. Phai thanh that thu nhan:dung khi cua cac ban ngay nay that dang kham phuc.Chung toi,lop nguoi da tung cam sung chien dau chong cong chua chac da co du can dam nhu cac ban.Xin thay mat TO-QUOC toi,cam on cac ban

  4. Giờ mới nhận ra vì sao dân tộc Việt từng để chiếm và làm nô lệ 1000 năm cho Trung cẩu. Giờ chúng ta đang “tự do” trong vỏ bọc. Và trong cái chế độ này người dân đang mụ mị ngu đần và gián tiếp là nô lệ. Theo chu kì thì 1000 năm mới có người hùng đứng lên giải phóng dân tộc khỏi chế độ này. Giờ chưa được 100 năm. Bao giờ cho đên “ngày xưa”

  5. Chuẩn luôn. Tôi chẳng học cao hiểu rộng tôi cũng nghĩ được như bạn. Chỉ tiếc thay cho biết bao nhiêu sinh viên hoc sinh. Học nhiều biết lắm. Mà ko nghĩ ra được như thế.

  6. Tôi sợ lủ ngoại xâm kích động chống phá làm nhân dân tôi phải vi phạm pháp luật tôi sợ dân tôi nghèo gì nghe theo lũ 3 que ko đi lao động tôi sợ tôi sẽ phải là người kế thừa đi đánh đuổi lủ ngoại xâm đang lâm le ĐẤT NƯỚC TÔI

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here