Quảng Cáo

Từ khi nào tài sản của người dân trở thành “công cụ” làm giàu cho tập đoàn FLC?

Ông Trịnh Văn Quyết – chủ tịch Tập đoàn FLC cùng các đại biểu tham quan khu vực khách sạn FLC Vĩnh Thịnh.

Quảng Cáo

Hầu như tất cả các dự án của FLC đều triển khai trên đất nông nghiệp của người dân khắp các tỉnh thành trong cả nước. Bằng thủ đoạn, Trịnh Văn Quyết tạo ra các dự án rồi mượn tay chính quyền địa phương đứng ra thu hồi với giá rẻ mạt, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng bán với giá cao ngất ngưỡng, hoặc đưa vào thi công thì ngang nhiên xem thường pháp luật. Từ người làm chủ trên mãnh đất bao đời gắn bó, vậy mà phút chốc họ lại trở thành kẻ không nhà, không đất sản xuất rơi vào cảnh lầm than, túng quẫn thật đau xót. Liệu đây là một hình thức bóc lột kiểu mới dưới chiêu bài chỉnh trang, quy hoạch và phát triển đô thị của FLC chăng? Từ khi nào mà Tập đoàn FLC có cái quyền kinh doanh bằng tài sản của nông dân?

Gần chục năm trở lại đây, Tập đoàn FLC tập trung đầu tư nhiều dự án ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bình Định, Hạ Long, Hà Nội, Nghệ An…với diện tích đất thu hồi lên đến hàng chục nghìn ha, chủ yếu là đất nông nghiệp của người dân. Điển hình là những dự án ở tỉnh Vĩnh Phúc đang thi công rầm rộ thời gian gần đây.

Ông Trịnh Văn Quyết – chủ tịch Tập đoàn FLC cùng các đại biểu tham quan khu vực khách sạn FLC Vĩnh Thịnh.

Riêng tại Vĩnh Phúc, với 3 dự án FLC Tower, KCN Chấn Hưng, FLC Vĩnh Thịnh Resort, FLC đã lấy trọn gần 1.000ha đất nông nghiệp là đất “bờ xôi ruộng mật” mà bà con nông dân đang canh tác ổn định. Điều đáng nói là, hầu hết các dự án này của FLC đều chậm tiến độ, thậm chí “treo”.

Dự án FLC Tower (402 Mê Linh, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) là một tổ hợp quy mô 25 tầng bao gồm nhiều chức năng như văn phòng, căn hộ cho thuê, trung tâm thương mại do Công ty TNHH Hải Châu – đơn vị thành viên của Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, với với diện tích 3.861,5m2, tổng giá trị đầu tư gần 700 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2015 FLC biến nơi đây thành trụ sở của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc FLC. Lạ một điều là FLC lại quảng cáo và rao bán rầm rộ dự án FLC Tower trên trang web của tập đoàn, ngay chính mảnh đất ấy khiến nhiều khách hàng mắc lừa.

Dự án KCN Chấn Hưng (Chấn Hưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) có quy mô 129.75 ha, tổng vốn đầu tư 1.378 tỷ đồng. Trước đó KCN này do Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera làm chủ đầu tư, do không đủ năng lực triển khai dự án nên Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Văn bản 1507/TB-TU ngày 11/08/2014 giao cho FLC làm chủ đầu tư. Dự án đến nay vẫn chưa triển khai.

Dự án FLC KCN Chấn Hưng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bỏ hoang sau 10 năm.

Với dự án FLC Vĩnh Thịnh Resort (Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), cha con ông Quý đã biến đất nông nghiệp của người dân thành đất phi nông nghiệp, rồi triển khai dự án mà chưa được sự đồng ý của người dân. Dự án này được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Năm 2008, với diện tích 4.2ha được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt để thực hiện dự án chăn nuôi lợn, cha con ông Quý (Trịnh Hồng Quý – Giám đốc Công ty CP Trang trại Nông sản Quý Giáp bố đẻ của Trịnh Văn Quyết) tìm mọi cách thuê thêm 3.1ha đất nông nghiệp của người dân tại thôn An Lão. Nhưng chỉ một năm sau đó, ông Quyết đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng phần diện tích trên thành “dự án Khu tổng hợp nghỉ dưỡng và thể thao giải trí công cộng đa chức năng FLC Vĩnh Thịnh Resort” với tổng mức đầu tư là 192 tỷ đồng. Việc làm này của cha con ông Quyết khiến cho nhiều người dân vô cùng bức xúc.

Chị Nguyễn Thị Huệ nói: “Gia đình tôi có hơn sào ruộng, cho ông Quý thuê, nhưng đến hạn ông không trả, cũng không thỏa thuận gì mà tự ý chuyển nhượng lại cho FLC. Bức xúc gia đình đã gửi đơn kiện, nhưng đại diện phía FLC không hợp tác.

Mặc dù còn tranh chấp, nhưng FLC đã tự ý san nền và lấp 4 cống mương tưới tiêu của xã, dẫn đến hàng 90ha đất lúa của bà con không có đường tiêu thoát (đây là vựa thóc chính cung cấp lương thực của nhân dân 4 thôn An Lão Trên, An Lão Giữa, An Lão Ngược, An Lão Xuôi của xã Vĩnh Thịnh).

Không riêng vì người dân VĨnh Phúc, người dân Thanh Hóa cũng bức xúc trước hành vi cướp đất ngang ngược của FLC nên họ tụ tập phản đối các dự án máu lạnh của Tập đoàn này trước cổng UBND Tỉnh

Vụ việc đã được UBND xã Vĩnh Thịnh vào cuộc, nhiều lần đề nghị FLC lên làm việc và khơi thông cống, nhưng họ vẫn bất hợp tác. FLC sai phạm hàng loạt như chưa thực hiện xong thủ tục thuê đất, xây dựng công trình kiên cố trái phép, nhưng không hề bị xử lý. Vậy mà ông Bùi Minh Hồng văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc lại khẳng định: “việc cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 1 của dự án với 7,4 ha là đúng trình tự”.

Giai đoạn 2: Đến 19/7/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc lại quyết “hy sinh” ngành bò sữa của huyện Vĩnh Tường ưu ái cho dự án của FLC với 250ha đất lúa của người dân. Với quyết định số 2369 phê duyệt bổ sung quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh – An Tường.

Người dân nơi đây hầu hết sống dựa vào nghề chăn nuôi bò hơn 15 năm qua, đây là ngành nghề góp phần tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Khi nghe thông tin trên, người dân huyện Vĩnh Tường nói chung và xã Vĩnh Thịnh nói riêng không khỏi bất ngờ và bức xúc. Họ khẳng định, “dù có đền bù cao vẫn không bán, “nhượng” đất cho Tập đoàn FLC”…

Chị Sáu lo âu trước viễn cảnh sẽ mất đất trồng cỏ để nuôi đàn bò sữa – nguồn sống duy nhất của gia đình. Ảnh: G.T

Ông Nguyễn Văn Tự, Trưởng thôn Hệ cho biết: “Cả thôn có gần 200 hộ dân, 812 nhân khẩu, nghề chính của người dân ở đây là làm nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt. Bây giờ đất nông nghiệp mà thu hồi hết, bà con chúng tôi biết làm gì.

Ông Nguyễn Văn Phong, Bí thư chi bộ thôn Hệ, xã Vĩnh Thịnh bức xúc cho biết: “Đa số người dân trong thôn không đồng thuận giao đất cho dự án của FLC, vì người dân không biết họ trông chờ vào gì để sống sau khi thu hồi đất”.

Còn chị L.T.D phân trần: “Cuộc sống của người dân chúng tôi hiện tại đã rất ổn định rồi, nếu bị thu hồi hết đất không biết sau này có được ổn định như bây giờ?

Theo Luật Đất đai 2013, việc chuyển đổi mục đích sử dụng trên 10 héc ta đất lúa phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng Vĩnh Phúc tự ý xóa sổ để giao lại cho Tập đoàn FLC 250 ha mà chưa xin phép Thủ tướng. Ai cho phép tỉnh Vĩnh Phúc cầm đèn chạy trước ô tô? Phải chăng FLC đã vung tiền làm mờ mắt nên những vị này vượt cả quyền Thủ tướng?

Tòa nhà trắng toát của tập đoàn FLC sừng sững giữa cánh đồng đất nông nghiệp trù phú của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (ảnh …

Ông Bùi Minh Hồng còn lớn tiếng khẳng định: “FLC Vĩnh Thịnh mang lại lợi ích kinh tế – xã hội rất lớn cho tỉnh.” Cái này cần làm rõ FLC mang lại lợi ích cho lãnh đạo tỉnh hay cho người dân? Liệu người dân đang sống ổn định nay bị mất đất sản xuất, không còn kế sinh nhai, đi làm thuê là lợi ích kinh tế mà FLC đã mang lại ư? Ông Minh có lợi ích gì khi phát biểu như thế? Liệu có liên quan đến việc FLC đi đến đâu thì một số lãnh đạo tỉnh đó trở nên giàu có một cách bất thường, mặc cho FLC sai phạm công khai cũng không bị xử lý? Hiện tượng này đã xảy ra ở Thanh HóaTP. Hạ Long.

Phải chăng, chỉ vì mục tiêu kinh tế mà lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc sẵn sàng đánh đổi quyền lợi, kế sinh nhai muôn đời của người nông dân? Chẳng lẽ lãnh đạo Vĩnh Phúc đang mong muốn người nông dân và sau này là con cháu họ từ vị trí “làm chủ ruộng đất” phải chuyển sang làm thuê cho ông chủ Tập đoàn FLC? Nếu không xử lý kịp thời những tập đoàn làm ăn ma mãnh như FLC, thì diện tích đất nông nghiệp sẽ dần bị xóa sổ và người dân khắp cả nước rơi vào cảnh bần cùng hóa. Đề nghị thanh tra chính phủ vào cuộc điều tra làm rõ, những chính quyền địa phương tiếp tay cho doanh nghiệp, lấy tài sản của người dân làm “công cụ” hái ra tiền để phục vụ cho nhóm lợi ích.

Nguồn: FB Trâm Anh

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux