Trung Quốc có đổ tiền cứu Việt Nam?

Phạm Chí Dũng - Blog Phạm Chí Dũng, VOA

Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội (5/11/2015)
Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội (5/11/2015). Ảnh Reuters
- Quảng Cáo -

Câu hỏi này, thậm chí mang ý nghĩa đối với một phần sự sống còn của dân tộc Việt Nam, đã tồn tại từ rất lâu và giờ đây lại một lần nữa đặc biệt xáo động trong tâm thức nhiều người đang lo lắng việc Bắc Kinh sẽ đổ tiền để cứu vãn chế độ Hà Nội – như một cách nhằm bảo vệ ý thức hệ độc đảng chuyên quyền và phản dân chủ.

Ngửa bài đe dọa

Quá nhiều người Việt vừa không thích Trung Quốc, vừa lo sợ lịch sử về nguy cơ Trung Quốc sẽ biến Việt Nam thành một thứ tỉnh lỵ thuộc Bắc Kinh vào một thời điểm nào đó, nhất là sau khi Hội nghị Thành Đô đặt mọi chuyện vào sự đã rồi và luôn là một cái cớ để Bắc Kinh tấn công Việt Nam bất kỳ lúc nào thuận lợi.

Năm 2016, một trung tâm nghiên cứu có uy tín của Hoa Kỳ là Pew đã chứng thực và lượng hóa tâm lý “thoát Trung” ấy. Khi Pew đặt câu hỏi đối với 1.000 dân Việt được hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất, có tới 74% chọn Trung Quốc. Và khi Pew đề cập quốc gia nào có thiện cảm nhất, chỉ có 16% dân Việt chọn Trung Quốc.

Nhưng ở Việt Nam đương đại, chủ nghĩa “thân Trung” vẫn tồn tại từ thời Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Chỉ có một điểm khác biệt cơ bản: nếu ít năm trước loại chủ nghĩa này còn cố gắng che giấu ý đồ và hành vi của nó, thì nay một số nhân vật người Việt đại diện cho khuynh hướng và tổ chức “thân Trung” ở Hà Nội thậm chí còn công khai tuyên truyền cho khả năng “không có chuyện chế độ (Việt Nam) sụp đổ vì Trung Quốc sẽ đổ tiền để cứu”.

- Quảng Cáo -

Hầu như không khác với giới tuyên huấn Bắc Kinh mà từ lâu vẫn hô hào về một “Trung Quốc đang trỗi dậy” để người dân nước này không nên ngả theo phương Tây và cũng chẳng cần phải đấu tranh giành các quyền con người, các nhân vật “thân Trung” ở Hà Nội muốn lật ngửa bài để đe dọa những quan chức manh nha theo đường lối đồng minh quân sự với Mỹ và Nhật, cùng lúc khống chế phong trào dân chủ nhân quyền và tinh thần kháng Trung ở Việt Nam.

Không biết vô tình hay hữu ý, hành động “thân Trung” trên càng gia tốc và nguy hiểm hơn sau chuyến làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng tại Trung Quốc vào tháng Giêng năm 2017, kéo theo 15 hiệp định song phương và ngay lập tức vốn đầu tư của Trung Quốc vọt lên hàng thứ hai trong các kênh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Tập Cận Bình tiếp Nguyễn Phú Trọng trong chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu năm 2017. Dịp nầy hai bên ký kết 15 văn kiện hợp tác song phương.
Vì sao phải ‘cứu Việt Nam’?

2017 – năm bị xem là “cực kỳ khó khăn” đối với nền kinh tế Việt Nam mà thậm chí một quan chức cao cấp là Nguyễn Xuân Phúc đã phải cảnh báo về “sụp đổ tài khóa quốc gia”.

Hẳn là thế và hình như không còn lối thoát nào khác nếu chiếu theo luận thuyết “kinh tế quyết định chính trị” của Mác mà Việt Nam vẫn hàng ngày truyền tụng trong các cơ sở đào tạo “lý luận chính trị cao cấp”.

Sau triều đại bị xem là “phá chưa từng có” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sự thật về một nền kinh tế suy sụp và cận kề khủng hoảng đã không còn lời nào để bào chữa. Nếu trước đây Thủ tướng Dũng, dàn tham mưu bộ ngành của ông ta, và kể cả dàn đồng ca phụ họa của những người bên đảng còn tự an ủi rằng những “khó khăn kinh tế” như nợ xấu, nợ công, ngân sách không phải là chuyện lớn và “vẫn còn dư địa để vay tiếp và phát triển”, làm thế nào có thể lý giải được một sự thật trần trụi là ít nhất 25 tỷ USD nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn hoàn toàn bế tắc trong xử lý trong khi nợ công quốc gia không phải chỉ gần 65% GDP như đủ loại báo cáo “nâng lên một tầm cao mới” mà đã vọt lên đến 210% GDP – gấp hơn 3 lần ngưỡng nguy hiểm?

Kinh nghiệm của các quốc gia từng suýt vỡ nợ nhưng cuối cùng không vỡ là cho dù nợ công cao nhưng ngân sách và dự trữ ngoại hối vẫn còn đủ bù đắp. Cách đây vài năm, giới chuyên gia nhà nước vẫn thường lấy Nhật Bản như một bài học kinh nghiệm về tỷ lệ nợ công vượt hơn 200% GDP nhưng vẫn an toàn để cho rằng Việt Nam… cũng sẽ ổn. Nhưng lại theo kinh nghiệm của những quốc gia đã từng thực sự vỡ nợ như Argentina, nợ công kinh khủng mà ngân sách lại cạn kiệt là những tiêu chí chắc chắn dẫn đến một kịch bản vỡ nợ chắc chắn, có khi còn kéo theo sự sụp đổ của cả một chính phủ.

Việt Nam lại đang bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 9 liên tiếp, trong lúc các kênh “ngoại viện” gần như đóng lại. Ngay cả Hiệp định TPP mà giới lãnh đạo Việt Nam từng trông đợi để được “tăng 25% GDP” cũng gần như tan vỡ. Trong khi đó, một hiệp định khác – Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu – cũng chưa tới đâu, cho dù đã được ký kết từ cuối năm 2015. Nghe đâu Nghị viện châu Âu còn đang rất cân nhắc có nên thông qua việc triển khai hiệp định này hay không khi chính quyền Việt Nam vẫn thẳng tay đàn áp nhân quyền.

Thậm chí vào năm 2016, lượng kiều hối của “kiều bào ta” gửi về quê hương đã sụt đến 3 tỷ USD – giảm hơn 30% so với năm 2015, báo hiệu một thời kỳ “đen tối”…

Việt Nam đang hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố đủ lớn cho một sự ra đi về “ổn định kinh tế tức ổn định chính trị”: từ năm 2015, ngân sách trung ương đã bị cảnh báo là “có thể trống rỗng”, để đến năm 2017, bên cạnh lời cảnh báo “cực kỳ khó khăn” là bắt đầu xuất hiện dự báo về khả năng nền ngân sách này “không trụ nổi đến hết năm 2018”.

Đó là nguyên do sâu xa để chế độ một đảng ở Trung Quốc, nếu không thật sự khó khăn tài chính, đã và sẽ phải đổ tiền để cứu chế độ độc đảng tại Việt Nam.

(Xem tiếp trang 2: Thực chất kinh tế Trung Quốc ra sao?)

- Quảng Cáo -

37 CÁC GÓP Ý

  1. Cứu Đảng Cộng Sản của riêng thằng TRỌNG, Cứu Danh, Cứu Chức của nó! Rồi làm Nô Lệ cho nó, Đất Đai, Sông Ngòi, Biển Cả giao cho nó 1 cách Âm Thầm hoặc Công Khai !! Dân mà hó hé là Chết với nhiều lý do, Không thì Tù Mọt Xương !!

  2. Thực tế là TQ đã đổ tiền cho VN rất nhiều,và sẽ còn nhiều nhiều nữa.
    Cộng cơ gì khiến họ làm vậy ?
    Cứu VN hay xâm lược bằng kinh tế ?

  3. Nhìn 80% hảng xưởng của Tàu cẩu từ Bắc chí Nam , hàng hoá vật thực của tran ngập hang cùng ngỏ hẻm ; với hội nghị “thành đô 1990 + với 15 hiệp định song phương của Trọng Lú ký mới đây thì rõ ràng Tàu cẩu không bao giờ để cs/Vn sụp đổ ( môi hở răng lạnh ) và thấy chắc là tụi nó đang tiệm tiến xâm lược nước ta bằng kinh tế rồi !

  4. Chính phủ kiến tạo, công dân toàn cầu làm sao thực hiện trong 1 nền chính trị táo bón? Ko vay thì chết ngay, vay thì chết từ từ, ko ai cho vay ko vì lợi ích, chỉ có nhan dan vn cho vay ko điều kiện 40 năm nay. Đây chính là thời điểm để thay đổi, nếu ko thì chính nhan dan sẽ làm việc đó!

  5. Đcs đang lũng đoạn chính trị, thả mặc đàn em tham ô hối lộ để làm sao cho tới năm 2019 thi kinh tế Viet nam suy sụp hoàn toàn để đến năm 2020 đàn anh Bắc Kinh ra tay đổ tiền cứu trợ, rồi sau đó Viet Nam sẽ chính thức sát nhập Trung quốc để được bao bọc về kinh tế. Hiện nay Trung quốc qua Viet nam gọi là đầu tư nhưng thực ra khong phải vậy. Đúng hơn là họ qua để chuẩn bị cơ sở hạ tầng để sát nhập năm 2020. Sẽ có phiên bản Thiên An Môn 2 tại Việt Nam. Tin tôi đi đó là sự thật

  6. Z k biết tự nhiên bỏ mấy tỉ đô mua tàu ngầm, hiện đại quân sự để làm gì nữa. Lãnh đạo người ta đâu có ngu, ngoại giao để mang lợi cho mình, an toàn cho mình mới là một nghệ thuật.

  7. Ko có sự ảnh hưởng của các nước phuong tây tiến bộ đủ mạnh là chỗ dựa giúp trung quốc đã biến việt nam như thời tự diệt chủng như chế độ pôn pôt iêm sam dim chế độ của thủ tướng pôn pốt và bí thư đảng cs căm pu chia

  8. Đi với giặc thì giặc nó cai trị có gì là lạ đâu chỉ biết phục tùng nó thôi, nó dùng xong rồi thì nó vứt vào thùng rác, có ai đem hai thằng này ra xử tử thì tốt biết mấy

  9. Một khi đất nước lọt vào tay tàu cộng rồi thì số phận gia đình vợ con của những con vật chuyên bưng bô và những kẻ bán nước cầu vinh này sẽ được tàu cộng đào hố chôn tập thể để hậu tạ !

  10. Thằng lú cầm nốt sổ đỏ bán đứt cú chót dân tộc VN cho thằng chó bạn vàng của nó để mong cái chế độ THỐI NÁT của nó hấp hối thêm dăm bữa nữa tháng nữa rùi. Haizzzzzz

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here