Trước tiên điểm qua hiện trạng các nguồn thu của chế độ cộng sản Việt Nam.
1- Bán tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ. Những năm trước doanh thu của dầu khí Việt Nam đạt đến 24% tổng thu ngân sách quốc gia. Tương đương với 200 nghìn tỷ đồng trên tổng doanh thu gần 800 ngàn tỷ. Đến năm 2016 nộp ngân sách được 72 nghìn tỷ tính đến tháng 10, trên tổng doanh thu hơn 350 nghìn tỷ đồng. Giảm một nửa so với trước kia khoảng 100 nghìn tỷ, tương đương với gần 6 tỷ usd.
2- Đi vay nợ các nguồn vốn từ nước ngoài, bán trái phiếu quốc tế. Hiện nay nợ công theo công bố đã đến ngưỡng cuối cùng là 65% GDP, khi mà vài năm trước con số này công bố chỉ là 54%. Tuy nhiên thì chính thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải cay đắng thú nhận con số thực tế nếu tính toán thì đã vượt ngưỡng giới hạn. Về trái phiếu quốc tế đã được quốc hội chấp nhận, nhưng khi thăm dò xúc tiến tìm người mua không có, chính phủ phải tuyên bố hoãn phát hành vì chưa phù hợp với tình hình quốc tế để che đậy sự xuống cấp uy tín trái phiếu Việt Nam không ai mua. Không vay được thêm những món vay lãi suất ưu đãi, không bán được trái phiếu, Việt Nam đang tính đến những khoản vay theo lãi thị trường và một mức lãi suất cao đến thảm hại ngang với những nước sắp vỡ nợ. Các khoản trả nợ và lãi ngày càng đến gần và cấp bách.
3- Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp dạng FDI và bán các doanh nghiệp nhà nước. Tức là mở đường cho doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư trực tiếp và có quyền quản lý, khuyến khích họ bằng việc cung cấp đất đai giá rẻ và bỏ qua những điều kiện về môi trường, an toàn lao động. Dạng ưu đãi này làm vừa lòng cho những công ty, tập đoàn châu Á, đặc biệt là Trung Quốc là nơi những ông chủ vì lợi ích của mình bất chấp tất cả thiên nhiên môi trường hay quyền lợi người lao động. Việc bán các doanh nghiệp dùng số tiền này để trả nợ vay và trang trải chi tiêu trước mắt. Hai nguồn thu này được gọi mỹ miều là thu hút đầu tư và thoái vốn nhà nước. Thực chất có thể hiểu được là người nông dân bán ruộng và trâu lấy tiền ăn và trả lãi và nợ vay.
Loạn xảy ra trên đường phố, trong trường học, bệnh viện không từ một nơi nào. Trước khi kết thúc một chế độ, những điều như thế xảy ra là dấu hiệu báo trước.
Ba nguyên nhân và hiện trạng trên là những ví dụ cơ bản cho thấy chế độ cộng sản Việt Nam không còn nhiều cơ hội để các quan chức kiếm chác. Những nguồn thu ngày càng hẹp đi, đất đai còn lại cũng hẹp đi dẫn đến nguyên nhân những cuộc thanh trừng nhau ngày càng khốc liệt trong nội bộ cộng sản. Ở những năm tháng trước kia cơ hội và nguồn thu còn nhiều, đủ cho các phe cánh, quan chức thoả mãn. Vì thế sự yên bình giữa các phe cánh còn tồn tại, nhưng đến khi các nguồn thu hẹp lại, theo quy luật sinh tồn cuộc tranh giành buộc phải diễn ra.
- Đừng chờ đợi đảng đổi mới
- Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết
- Cái gọi là chấn chỉnh xây dựng: Nhân sự trẻ
- Thách Nguyễn Phú Trọng dám…
Bởi vì thế càng ngày các cuộc đấu đá xảy ra tràn lan, nếu ngày trước xảy ra ở trên chóp bu đầu não. Thì ngày nay, ở cấp tỉnh, xã cũng xảy ra tranh giành và mức độ đôi khi khốc liệt bằng máu như vụ bí thư Yên Bái hay những vụ xe sang ở Cà Mau, Đà Nẵng, Thanh Hoá… đây là những vụ việc khiến dư luận khó hiểu và không hình dung được. Bởi trước nay các vụ việc như thế thường từ cấp Bộ Chính Trị như vụ Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng… Sự khó hiểu là đương nhiên, vì những sự việc này chẳng phải từ trung ương, mà do những mâu thuẫn tranh giành nguồn lợi dưới địa phương với nhau.
Hiện tượng địa phương, cơ sở đấu đá, tranh giành, hại nhau đang lan rộng và gia tăng sẽ khiến hàng ngũ nội bộ cộng sản ngày càng trở nên mâu thuẫn gay gắt không thể dàn xếp để che đậy. Với những nguồn thu eo hẹp thì cuộc đấu đá nội bộ càng trở nên gay gắt hơn. Sẽ có nhiều cá nhân, đơn vị tầm trung sẽ bị cuốn vào cuộc chiến ở địa phương và làm chiến trường cho các quan chức đang như con hổ háu đói. Sự bất an sẽ đến không báo trước vào bất kỳ cá nhân quan chức hay đơn vị kinh doanh nào. Chỉ có báo chí và cơ quan công an là hai đơn vị kiếm chác được nhiều nhất trong những trận chiến địa phương như vậy. Các phóng viên, nhà báo hàng ngày đi lùng sục moi móc nạn nhân của các cuộc chiến địa phương, bộ ngành để tống tiền. Trong thời cuộc giao tranh hỗn loạn, không ai muốn mình bị phơi ra làm tâm điểm cho những con hổ đói mồi. Đây là thời kỳ kiếm tiền hoàng kim nhất của nhiều nhà báo, chỉ cần một mặt họ chạy theo tấn công những đối tượng mà Nguyễn Phú Trọng săn đuổi để được núp bóng Trọng, mặt khác họ nương đà tấn công vào các đối tượng khác để tống tiền. Chính những nhà báo thế này sẽ khiến cho cuộc đấu đá, tranh giành sôi động hơn và các quan chức dấn sâu hơn vào cuộc.
Đất nước bây giờ như một bãi chiến trường trải dài trong thế trận của các sứ quân, các doanh nghiệp, các quan chức, các đài báo, cơ quan công an đang cuốn theo vào cuộc chiến sinh tồn. Như những loài động vật hoang dã trong thiên nhiên, trong đó doanh nghiệp và quan chức là hổ, sư tử vừa săn mồi vừa thanh toán địch thủ giành địa bàn. Còn bọn nhà báo là lũ kền kền cơ hội ăn những con thú bị đánh ngã, công an là những tay thợ săn được mùa bởi những con thú đánh nhau thương tích khiến chúng chậm chạp và sơ hở.
Cuộc tương tàn từ cấp bộ chính trị đã lan xuống địa phương, cùng với những be bét nợ nần. Con đường thống trị Việt Nam của giai cấp cộng sản đang ngày càng ngắn đi. Trên con đường ngắn và bức bách ấy, việc dùng vũ lực và đàn áp bắt bớ những người dân bất mãn với chế độ diễn ra gay gắt hơn.
Một điều rất lạ là dường như có sự tương đồng giữa sự đấu đá của quan chức cộng sản và những nhà đấu tranh dân chủ. Khi sự đấu đá tranh giành giữa các quan chức cộng sản lan rộng, thì trong phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam sự chia rẽ, bất đồng cũng gia tăng.
Một đất nước sắp loạn thì ở đâu cũng loạn, có khi ngay lúc này trong mỗi gia đình cũng có sự bất ổn, mâu thuẫn mà trước kia không thấy có, hoặc có nhưng không gay gắt. Loạn xảy ra trên đường phố, trong trường học, bệnh viện không từ một nơi nào. Trước khi kết thúc một chế độ, những điều như thế xảy ra là dấu hiệu báo trước. Chỉ mong thời gian không kéo dài quá lâu.
Người Buôn Gió Blog
Leave a Comment