Nếu bất cứ ai hoặc người của chính quyền nói với bạn, khi bạn đi biểu tình, rằng các bạn đang vi phạm pháp luật vì “tập trung đông người gây rối trật tự công cộng”, thì hãy nói với họ, tôi đi biểu tình chứ không tập trung đông người và cũng không gây rối trật tự công cộng.
Biểu tình là hành vi chính trị của mọi công dân được quy định tại Điều 25 Hiến pháp hiện hành. Và thuật ngữ pháp luật là đơn nghĩa, rõ ràng, nên biểu tình là biểu tình, không phải tập trung đông người, và càng không phải gây rối trật tự công cộng. Vì biểu tình là hành vi nhằm biểu đạt chính kiến và phản đối nhà nước về một vấn đề gì đó mà họ chưa giải quyết hoặc giải quyết không thoả đáng hay chưa đến nơi đến chốn mà nó lại xâm hại tới Hiến pháp, quyền của công dân hoặc lợi ích của cộng đồng.
Nên nếu ai đó vin vào Nghị định 38/2005/NĐ-CP để ngăn cản bạn hoặc cho rằng bạn vi phạm pháp luật thì đó là họ đang cố tình bóp méo luật pháp và Hiến pháp, bởi lẽ:
1- Biểu tình là hành vi chính trị của công dân nhằm bày tỏ chính kiến trước nhà nước và nó hoàn toàn hợp pháp; không ai được ngăn cản quyền đó, nhất là nhà nước càng phải thực thi nghiêm túc cho người dân thứ quyền năng tối cao này của dân chúng. Mới đây, ở Hồng Kông, cảnh sát đánh một người tham gia biểu tình lập tức đã bị bắt giam và xử phạt tới 7 năm tù;
2- Nghị định (của Chính phủ) là một văn bản có giá trị thấp dưới luật, mà Hiến pháp có giá trị cao nhất và cao hơn luật, nên không thể lấy một nghị định ra để áp vào một quyền năng chính trị được ấn định trong Hiến pháp. Việc nhà nước thiếu luật biểu tình (không ban hành) là việc của nhà nước, không phải lỗi của người dân, và người dân được làm tất cả những gì pháp luật cho phép, đặc biệt là Hiến pháp đã quy định – thì tất cả những văn bản luật hay dưới luật không được hạn chế hay ngăn cản người dân thực hiện.
Hãy nói với họ, những người thực thi trong chính quyền một câu rõ ràng rằng: Biểu tình là biểu tình, không phải là tập trung đông người và càng không phải để gây rối trật tự công cộng.
Leave a Comment