Bia Sài Gòn vừa đưa tin đã thắng lớn nhất từ khi thành lập.
Việt Nam trở thành cường quốc số 1 Đông Nam Á về tiêu thụ bia. Và gần 2 tỷ USD đã nhập phân bón, thuốc sâu hỗ trợ nông dân !
Việt Nam tiêu thụ bia nhiều nhất Đông Nam Á
Điều tra của Bộ Y Tế, chỉ tính đến tháng 1/2016, Việt Nam tiêu thụ khoảng 3.4 tỉ lít bia, 70 triệu lít rượu, qua đó, trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Ðông Nam Á, đứng thứ 3 Châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc và nằm trong top 25 quốc gia đứng đầu thế giới.
Ngành Công Thương vui mừng đạt quy hoạch phát triển, còn ngành Y tế, ông Nguyễn Thanh Long, thứ trưởng thì cảnh báo: ”Tỉ lệ dùng rượu bia đang tăng quá nhanh so với các chỉ số khác. Hiện có đến 77.3% nam giới sử dụng rượu bia, đây là con số CAO NHẤT THẾ GIỚI, gấp gần 2 lần mức trung bình của thế giới”
Và Bia Sài Gòn thắng lớn nhất kể từ khi thành lập
Lợi nhuận 2016 của Sabeco đạt mức cao nhất kể từ khi thành lập.
Kết thúc năm 2016, doanh nghiệp bia giữ thị phần lớn nhất khu vực phía Nam đạt lợi nhuận hơn 4.655 tỷ đồng, tăng gần 33% so với năm 2015 và vượt 27% kế hoạch năm. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi Sabeco được thành lập.
Và một ngành kinh doanh nữa cũng thắng lớn là…kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Hàng tỷ đô la hỗ trợ nông dân
Theo Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, năm 2016, VN đã chi khoảng 2 tỉ đô la để nhập cảng các loại hóa chất và nguyên liệu sản xuất hóa chất mà khoảng 3/4 là từ Trung Quốc. Cũng năm 2016 là năm đầu tiên Việt Nam chi hơn 1 tỉ đô la để nhập cảng nguyên liệu để SẢN XUẤT HÓA CHẤT. Nói rõ ra là để chế biền thành…thuốc trừ sâu.
Nó không lăn ra chết liền thì tui chết !
Nông dân cần HỖ TRỢ RỘNG RÃI thuốc sâu, càng dễ mua càng tốt, càng độc càng tốt, vì không có nó thì “chẳng làm ăn gì được”. Để làm nông, để đạt sản lượng cao và “năm sau cao hơn năm trước” như kế hoạch nhà nước, họ cần “đúng loại thuốc sâu nào mà xịt cái là mấy con sâu phải lăn ra chết liền mới được”. Nghĩa là thuốc phải “ngày càng độc hơn” mới được, vì nạn lờn thuốc từ lâu.
Trong khi đó, hiện nay về chính sách, chẳng có kiểm soát gì đặc biệt với các loại “thuốc bảo vệ thực vật” và hóa chất chế tạo “thuốc bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc. Đây đích thị là thuốc độc với con người và môi trường Việt Nam.
Cần biết: các quốc gia ở Châu Âu đã cấm tuyệt đối các hoạt chất độc hại trong bào chế “thuốc bảo vệ thực vật” từ lâu, các quốc gia ở Ðông Nam Á giới hạn hoạt chất trong “thuốc bảo vệ thực vật” ở phạm vi từ 400 đến 600 loại thì tại Việt Nam, con số hoạt chất được phép sử dụng lên tới… 1,700 loại. Dẫn tới “thuốc bảo vệ thực vật” tại Việt Nam “cực kỳ hiệu quả” vì chúng… cực độc!
Lợi và hại, bài toán bức thiết
Các chuyên gia của Việt Nam và quốc tế từng khảo sát và kết luận: tại Việt Nam có tới 80% “thuốc bảo vệ thực vật” được dùng không đúng cách, không cần thiết.
Tình trạng đáng lo là đất, nước và nông sản nhiễm độc, môi trường ô nhiễm, sức khỏe của nông dân hiện nay và nhiều thế hệ bị hủy hoại Mỗi năm, 200 tấn “thuốc trừ sâu” dư thừa thẩm thấu vào đất, vào nguồn nước. “Người nghiện, đất nghiện, nước thoái hóa”. Tôm cá mất dần và gần đây, thị trường thế giới luôn cảnh báo, kiểm soát chặt với nông sản Việt Nam.
Bài tính này chính phủ giải quyết ra sao: sản lượng nông sản tăng so với chi phí tẩy độc cho đất, nước và điều trị bệnh ung thư lan tràn là thế nào? Có bù được? Chưa kể uy tín nông sản Việt Nam, giá trị vô hình cực lớn để làm ăn lâu dài trên thị trường thế giới?
Leave a Comment