Khai dụng Đạo Luật Magnitsky trừng phạt lãnh đạo CSVN

Nguyễn Ngọc Bảo - Web Việt Tân

- Quảng Cáo -

Ngày 23 Tháng 12, 2016, non một tháng trước khi chấm dứt nhiệm kỳ thứ hai, Tổng Thống Hoa Kỳ Obama đã phê chuẩn đạo luật NDAA 2017 (S. 2493 National Defense Authorization Act) về chuẩn chi ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2017, trong đó có đạo luật Magnitsky Trách Nhiệm về Nhân Quyền trên Toàn Cầu (S. 294 Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) (1), vừa được Thượng Viện thông qua vào ngày 8 Tháng 12, 2016.

Đạo luật quan trọng này cho phép hành pháp Hoa Kỳ tiến hành những biện pháp trừng phạt hiệu quả ngoài lãnh vực hình sự (nguyên tắc NCB Non Conviction Based).

Những biện pháp này nhắm vào những quyền lợi thiết thực nhất của các thủ phạm có những hành vi đàn áp, tra tấn, giết người, biển thủ công qũy, sang đoạt tài sản người khác,.. trên khắp thế giới.

Đó là là niêm phong và tịch thu phần tài sản phi pháp tóm thu được, trong trường hợp không thể truy tố được các thành phần này ra trước một tòa án vì quyền đặc miễn (immunity) hay không thể bắt họ ra tòa được vì ngoài thẩm quyền pháp lý của Hoa Kỳ.

- Quảng Cáo -

Đặc biệt đối với các nạn nhân, tổ chức dân chủ tại các quốc gia độc tài, tổ chức nhân quyền quốc tế, đều có thể đứng tên lập hồ sơ tố cáo và yêu cầu trừng phạt các lãnh đạo độc tài, có liên hệ hay ra lệnh các đàn áp, giết người. Những biện pháp được hình thành dựa trên kinh nghiệm đối phó hiệu quả với các hình thái tổ chức rất đa dạng và tinh vi những hoạt động tội ác có tổ chức, bởi các nhóm mafia hay các guồng máy cầm quyền độc tài trong vòng 40 năm qua.

Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ duyệt qua:

1. Bối cảnh đưa đến sự hình thành các biện pháp trừng phạt ngoài hình sự.

2. Các Đạo Luật trừng phạt đầu tiên nằm ngoài khuôn khổ hình sự (criminal).

3. Những điều kiện cần thiết cho sự khả thi các biện pháp trừng phạt ngoài hình sự.

4. Tinh thần của đạo luật Magnitsky hỗ trợ bởi 2 Công Ước Quốc Tế về Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture and other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment 10/121984) và Công Ước Chống Tham Nhũng của Liên Hiệp Quốc (UN Convention Against Corruption 2004).

5. Sau cùng, những việc lực lượng dân chủ Việt Nam cần làm để khai dụng đạo luật Magnitsky, thành phương tiện áp lực và trừng phạt các thủ phạm ra lệnh các hành vi tra tấn, giết người và biển thủ công qũy, tham nhũng quy mô trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN.

I- BỐI CẢNH HÌNH THÀNH:

Sự hình thành các biện pháp trừng phạt ngoài hình sự, phát xuất từ cuộc chiến chống tội ác Mafia, rất gay gắt giữa người dân Ý can trường và tập đoàn Mafia từ những năm cuối của thế kỷ 19, với các phong trào tự phát của nông dân chống các đại đìền chủ liên kết với Mafia cho đến thập niên 1950.

Lúc đó Mafia Ý bắt đầu xâm nhập vào lãnh vực địa ốc, các hội đồng Thành Phố, các vụ đấu thầu các công trường công cộng và vào đầu thập niên 80, thuê mướn các đội sát thủ, công khai thách thức chính phủ Ý, giết hại nhiều viên chức chính phủ cao cấp tại Nam Ý, ông Mattarella, Chủ Tịch Hội Đồng vùng Sicile, Tỉnh Trưởng Dalla Chiesa, ông Pio La Torre, Tổng Thư Ký Đảng CS Ý, cùng nhiều quan tòa và nhân viên công lực.

Cuộc chiến chống tội ác lên cao điểm vào thập niên 1980, với phiên tòa xử gần 500 bị cáo thuộc tập đoàn Mafia vào năm 1986 tại Palerme. Dựa trên kinh nghiệm đối đầu trên trận địa chống tội ác có tổ chức, một số vị quan tòa thanh liêm, can trường như Giovanni Falcone cùng các cơ quan công lực đã suy nghĩ đến một số biện pháp rốt ráo nhằm đánh vào điểm mạnh và cũng là điểm yếu cốt lõi của Mafia Ý. Đó là đánh vào nguồn tài chánh, đánh vào các tài sản phi pháp khổng lồ mà Mafia đã tóm thu được từ các dịch vụ phi pháp (đánh bài, buôn bán á phiện, thu hụi chết, buôn lậu, gái điếm, rửa tiền,…).

Sau vụ Mafia ám sát chết quan toà Falcone vào năm 1992, một số đạo luật đặc biệt đã được thông qua tại Ý đề chống Mafia, tiền thân cho các đạo luật trừng phạt các cá nhân trách nhiệm các hành vi tội ác sau này trên thế giới: Công Ước Liên Hiệp Quốc Chống Tham Nhũng, các đạo luật tại Liên Âu, Hoa Kỳ. Những đạo luật này tuy đã hình thành vào thập niên 90 nhưng không được xử dụng hay không hữu hiệu nhiều đối với các hoạt động tội ác vì những yếu tố khả thi chưa có hội đủ.

Dư luận những người yêu chuộng công lý, các Tổ Chức Phi Chính Phủ tranh đấu cho Nhân Quyền và Cho Sự Trong Sáng cùng các nạn nhân phải đợi đến gần 20 năm sau vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 21, để thấy các yếu tố khả thi hội tụ đủ, để có thể trừng phạt hữu hiệu các thành phần tội ác ngoài lãnh vực hình sự.

Quan toà Falcone
II- CÁC ĐẠO LUẬT ĐẦU TIÊN NẰM NGOÀI KHUÔN KHỔ HÌNH SỰ (CRIMINAL)

Bắt đầu từ năm 1992, một cơ quan phối hợp cấp quốc gia các nỗ lực chống Mafia được thành lập tại Ý, nhằm tập trung mọi nỗ lực truy lùng, điều tra các hành vi tội ác. Cơ quan này có thẩm quyền điều động bất cứ một cơ quan công lực nào, nhất là các cơ quan chuyên điều tra về tài chánh và thuế vụ.

Một đạo luật được thông qua năm 1992 cho phép các quan tòa thẩm quyền tịch thu một cách rộng rãi các tài sản phi pháp (TSPP) của tập đoàn Mafia ngoài khuôn khổ hình sự.

Từ năm 2008 đến 2011, hơn 15.000 tài sản phi pháp (khách sạn, casino, du thuyền, địa ốc,…) trị giá hơn 9 Tỷ Euros bị niêm phong và 5,5 tỷ Euro bị tịch thu.

Nguyên tắc được áp dụng là niêm phong trước TSPP rồi mới trả lại sau, sau khi người sở hữu chủ tài sản chứng minh là đã thụ đắc một cách bình thường được từ nguồn lợi tức hợp pháp của họ.

Vào ngày 28 Tháng 1, 2010, chính phủ Ý trong một buổi ngay tại ổ của Mafia ’Ndrangheta tại Calabre đã thông qua một chương trình đặc biệt chống lại Mafia. Với sự hình thành một cơ quan quốc gia để quản trị các tài sản phi pháp tịch thu được cùng với một bộ luật chuyên chống Mafia.

Biện pháp niêm phong, tịch thu các TSPP trở thành một võ khí chống tội ác vô cùng hữu hiệu, đã giúp làm triệt tiêu dần dần khả năng của Mafia khống chế người dân Ý, qua việc xử dụng số tài chánh khổng lồ nhằm mua chuộc hay nuôi dưỡng sát thủ.

Bộ luật chuyên biệt chống Mafia gồm một số điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự được sửa đổi và Quốc Hội Ý thông qua; nhằm cho phép nới rộng thẩm quyền điều tra các cơ quan công lực và thẩm quyền các quan tòa niêm phong và tịch thu tài sản phi pháp ngoài hình sự (nguyên tắc NCB).

Vào cùng thời điểm, một đạo luật 203-2004 ngày 9 Tháng 3, 2004 liên hệ đến việc điều chỉnh luật nhằm thích nghi với các thay đổi hình thái hoạt động tội ác, được Quốc Hội Pháp thông qua. Mục tiêu là không chỉ nhằm trừng phạt bằng những bản án tù hay tiền phạt mà còn để cho phép tịch thu từng phần hay toàn bộ TSPP ngoài hình sự, ngay cả khi thủ phạm chưa bị tuyên án.

Điều khoản mới 706-103 của Bộ Luật Hình Sự cho phép quan tòa về Quyền Tự Do và Giam Giữ ra lệnh niêm phong các TSPP các thủ phạm đang bị điều tra. Trước đó, vào ngày 8 Tháng 11, 1990, một Công Ước của Liên Hiệp Âu Châu liên hệ đến rửa tiền, khám phá, bắt giữ và tịch thu các TSPP đã được thông qua và các quốc gia cần phải điều chỉnh luật quốc gia để tuân thủ và thi hành Công Ước này.

Đánh vào TSPP là một biện pháp rất hữu hiệu ngoài hình sự nhằm trừng phạt thủ phạm các vi phạm nhân quyền trầm trọng. Đó cũng là tinh thần của Đạo Luật Magnitsky với các biện pháp niêm phong, phong tỏa tài sản (trương mục ngân hàng, cổ phần, địa ốc,..) và không cấp chiếu khán nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

  1. This is a extreemly one of a kind spot and is what I am alwaysI am constantly searching for. the website contains Many of different kinds of information I am continually seeking to educate myself with beyond the necessary amount of facts about it. Cheers for Building the website you have done a great job and I am sure tons interseted visitors will savor the site also. I am an expert phoenix seo expert and also see that you’ve done an masterful job in that area too but if you desire any searching engine optimization with the search engine optimization send me a pm and I willwill happily give you a few tips.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here