Tân bá chủ bến An Nam
Chiều chiều én liệng truông Mây
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.
Câu ca dao của người dân Bình Định cảm thương cho chàng Lía, một người nghĩa quân nổi dậy chống bạo tàn của triều đình nhà Nguyễn thối nát, khi chàng bị quân triều đình bao vây. Chàng Lía được thiên hạ đồn rằng nhìn thấy cá lóc nhảy, chàng sáng chế ra môn võ nhảy thoắt phát lên đình tường.
Mấy trăm năm sau, thời kỳ cộng sản Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư. Một chàng trai có tên là Đinh La Thăng, leo đến chức bí thư thành uỷ TPHCM, uỷ viên Bộ Chính Trị cũng bằng một ngón nhảy cá lóc như chàng Lía. Tất nhiên thì chàng Đinh La Thăng không phải lấy của người giàu chia cho người nghèo như chàng Lía. Cũng như bao quan chức cộng sản khác muốn leo lên cao hơn, chàng Thăng cũng lấy của người nghèo (tài nguyên đất nước) chia cho người giàu (chia cho các quan để mua phiếu).
Chàng Thăng chỉ giống chàng Lía ở đoạn bị vây trong thành.
Khốn nỗi vây chàng Thăng không phải quân địch, mà chính các đồng chí của chàng.
Tư gia của Đinh La Thăng bị đặt dưới sự theo dõi ngặt nghèo, mỗi bước đi của Thăng đều có an ninh của đảng đi theo. Bắt đầu từ khi một đàn em của Thăng là Trịnh Xuân Thanh trốn khỏi Việt Nam biến ra nước ngoài. Thăng bị giám sát chặt chẽ, Thăng vẫn còn tin đảng đến nỗi an ủi Trịnh Xuân Thanh không có gì nguy hiểm đâu. Nhưng Thanh quá hiểu Nguyễn Phú Trọng còn có mối thù vì danh tiếng dòng họ vì cùng quê với mình, không phải chuyện nước non. Vì thế Thanh chuồn. Quả đúng như Thanh nghĩ, lẽ ra việc Thanh đâu cần đến cả một thể chế 9 ban ngành vào cuộc cao nhất từ Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư. Thế mà Tổng Trọng lùa cả thể chế đi săn lùng Thanh, trong khi mở miệng thì nói Thanh chỉ là cán bộ cấp thấp ( con tép riu ).
Bọn chủ tịch thành phố như Nguyễn Thành Phong vốn chỗ thân tình với đại gia Đặng Văn Thành, anh em biết nhau từ thuở thanh niên. Thành lại là chỗ quá thân tình với Bảy Phúc, tức Phúc Nghẹo thủ tướng bây giờ, phó chủ tịch thành phố Lê Văn Khoa là đồng hương của Phúc Nghẹo.
Phúc Nghẹo lại là đàn em số 1 của tổng bí thư Trọng. Mà Trọng thì vốn căm ghét Thăng, chuyện này ai cũng biết.
Cái ghế bí thư thành uỷ HCM, địa phương có nguồn thu ngân sách lớn nhất cả nước lại được anh Trương Tấn Sang tức Tư Sang nhắm cho đàn em mình là Trương Hoà Bình. Anh Tư Sang và Cả Trọng lại là đôi bạn chiến đấu với nhau trong cuộc thanh toán Ba Dũng.
Anh Thăng lại là đệ anh ba Dũng.
Xem hết chỗ quan hệ thân tình, lằng nhằng trên. Ắt hiểu anh Thăng tình thế bây giờ ra sao.
Lẽ ra với từng ấy quân thù vây quanh, anh Thăng đã phải thất thủ từ lâu. Nhưng đến giờ anh vẫn trụ được, dù chưa biết anh phải khăn gói ra Bắc nhận một chức hữu danh, vô thực lúc nào không biết.
Nguyên nhân là khi đánh anh Thăng sắp xong, anh thủ tướng Phúc Nghẹo cũng muốn hớt sòng cho đệ mình cầm cái, thu tô địa bàn. Anh Trọng Lú cũng muốn nuốt lời hứa với anh Tư Sang, cho đàn em nào đó của mình vào làm bí thư TPHCM để cũng cố quyền uy. Còn anh Tư Sang nham hiểm thì vốn liếng cuối cùng của đời anh là TPHCM này, nơi anh có thể tha hồ gái mú chơi bời dưỡng già nếu như đệ anh là Trương Hoà Bình cai quản.
Ba anh Trọng, Phúc, Sang mỗi anh đánh anh Thăng với mưu đồ riêng cho lợi ích mình. Giờ còn đang nhòm ngó nhau chuyện đánh xong ai lĩnh chiến lợi phẩm. Nên tạm ngừng chút để suy tư.
Anh Tư Sang chỉ có ngón đòn xui Trương Hoà Bình bơm tài liệu cho anh Huy Đức phang anh Thăng đánh về mặt lề trái. Anh Trọng ép anh Võ Văn Thưởng phải phang anh Thăng trên báo chí để đánh về mặt lề phải. Các anh tạo dư luận bức xúc để qua đó lấy cớ thịt anh Thăng mà quốc hội phải làm ngơ. Khi quốc hội của chị Ngân bị sức ép dư luận phải làm ngơ thì văn phòng chủ tịch nước của anh Quang cũng chả ý kiến được gì nữa.
Riêng anh Phúc Nghẹo chơi độc chiêu hơn, anh cho bọn chủ tịch Nguyễn Thành Phong và phó chủ tịch Lê Văn Khoa giám sát các ban ngành, sở và các doanh nghiệp của thành phố, cấm không được đến nhà anh Thăng bằng lệnh miệng rỉ tai, nói là lệnh từ trên cao xuống. Mặt khác anh Phúc Nghẹo cho con rể anh là Vũ Chí Hùng, em vợ anh là Trần Công Tấn tranh thủ lúc hỗn quân, hỗn quan nhập nhoạng đi cướp hết thị phần xây dựng ở TPHCM. Không để cho anh Thăng có nguồn thu nào về làm vốn lo lót tìm đồng minh.
Về tài chính các anh Vũ Chí Hùng, Trần Công Tấn có đại gia Đặng Văn Thành làm sân sau, đảm bảo tiền nong không bị thất thoát hoặc bị lộ. Anh Phúc cẩn thận hơn cho vợ nắm một số cổ phần lớn trong ngân hàng của Đặng Văn Thành, chắc ăn nữa muốn hốt cả ngọn lẫn ngành, con rể anh Phúc cũng có lượng cổ phần lớn trong hai công ty của tâp đoàn TTC do Đăng Văn Thành làm chủ.
Về chính trị thì khỏi nói, hai anh là con rể, em vợ thủ tướng Phúc Nghẹo, nên các anh Hùng, Tấn làm mưa gió ở TPHCM trong cái nhìn bất lực của anh Thăng mà chả phải ngại.
Anh Phúc tính bài, cứ để anh Thăng vô dụng hữu danh vô thực thế này, gia đình nhà anh lại dễ kiếm hơn. Chứ để anh Thăng bật đi, thằng khác nó về chắc gì mình kiếm được. Dù sao anh Thăng giờ thân cô thế cô, chứ thằng khác nó có người đỡ thì gia đình nhà anh khó kiếm miếng. Bởi thế anh Phúc Nghẹo thấy Trương Hoà Bình đánh anh Thăng rát quá, sợ anh Thăng bật mất. Nên anh Phúc lơ ý kiến anh Trương Hoà Bình đòi xử anh Thăng đi. Nhưng cũng không đến nỗi cạn tàu, ráo máng quá, anh Phúc Nghẹo cũng bảo bọn đàn em, con cháu san sẻ lại ít phần cho sân sau của Trương Hoà Bình, Phạm Minh Chính là chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn chủ tịch AIC. Chị Nhàn này từng gây bão dư luận qua vụ định móc nối với uỷ ban TPHCM lừa bán máy tính bảng Trung Quốc cho học sinh và vụ đấu thầu xử lý rác ở Sơn La. Lúc đó dư luận đồn rằng vụ trúng thầu rác là do bà Nhàn là đệ của Nguyễn Tấn Dũng. Sự thực chị Nhàn là đệ hai anh họ Trương, được hai anh can thiệp cho trúng thầu lúc đó. Bởi thế bây giờ chị vẫn phây phây phát triển, chứ đệ Ba Dũng thì liệu có sống nối không, đừng nói là còn kiếm được miếng này, miếng kia.
Nhìn tổng quát Anh Phúc rất hợp lý, nếu cứ duy trì thế này thì nguồn lợi ở thành phố HCM về tay nhà anh, chẳng mấy chốc gia đình nhà anh thành một tập đoàn lớn. Khi ấy anh Trọng về, thì anh Tư Sang cũng mất ảnh hưởng tới anh Trương Hoà Bình vì liên minh hết hạn. Ngôi vị bá chủ giang hồ không còn ai cựa được với anh Phúc khi cả tiền và thế lẫn thời đều trong tay anh.
Chắc chẳng ai nghĩ rằng cái xổ số Vietlott bỗng nhiên ầm ĩ báo chí dạo gần đây, ngươi trúng thưởng liên tục, thiên hạ ào ào đi mua. Có ai hỏi vì sao báo chí lăng xê ầm ĩ cái xổ số này không?
Đấy là con rể anh Phúc, phò mã Vũ Chí Hùng đã là người thầu phát hành ở miền Bắc, còn bà vợ thủ tướng và ông Tấn em vợ thì thầu phát hành phía Nam. Con gái của Thân Đức Nam là Thân Thục Quyên là đại lý ở miền Trung.
Nếu ai không rõ quan hệ Thân Đức Nam với thủ tướng Phúc thế nào cứ tra google thì rõ.
Một cánh tay đắc lực của anh Phúc Nghẹo trong công cuộc đi thu lại địa bàn là anh Vũ Tiến Lộc, chủ tịch phòng công nghiệp thương mại Việt Nam. Ai cần mánh mối, dự án phải chạy đến thủ tướng thì đừng có đến chỗ anh Mai Tiến Dũng chủ nhiệm văn phòng chính phủ. Anh Mai Tiến Dũng là vật lá chắn anh Phúc Nghẹo dùng để đi thanh tra đánh phá các nơi, dặn dò đừng nhận nhiếc gì, để tiếng sạch cho anh Trọng đẹp mặt. Nếu ai cần chạy chọt cứ đến gặp các anh Vũ Chí Hùng, Vũ Tiến Lộc để bàn qua chuyện cái đã, hay ho thủ tướng sẽ tiếp.
Dân Việt Nam có ba cái không tiếc tiền, đó là tiền bỏ ra cờ bạc, tiền bỏ ra chữa trị bệnh, tiền bỏ ra mua đồ cho trẻ con. Ba cái tâm lý tiêu dùng ấy thì nhà anh Phúc Nghẹo bây giờ thống trị hai, đó là ngành cờ bạc và ngành đồ cho trẻ em. Con gái anh Phúc, vợ Vũ Chí Hùng đã đánh bạt các đối thủ để thành nhà phân phối hàng trẻ em lớn nhất nước có tên là Soc và Bothers. Có mặt tại những địa điểm đắc địa trong các thành phố lớn ở Việt Nam.
Sự đón tiếp quá trọng thể của Trung Cộng đối với Phúc Nghẹo là sự bảo đảm cho Phúc Nghẹo yên tâm có hậu thuẫn lớn từ bên ngoài. Hai con cáo già như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang không còn độ nhanh nhẹn và tinh quái hợp thời cuộc nữa. Trọng Lú sẽ ngủ mơ trong những huy hoàng về lý luận cao siêu, còn Tư Sang cưỡi gái đẹp giữa Sài Thành để chế nhạo Nguyễn Tấn Dũng. Đấy là phần thưởng dưỡng già mà tân bá chủ bến An Nam Nguyễn Xuân Phúc dành cho bọn họ.
Leave a Comment