Vỏ sò không thể thế chấp, thưa Bộ trưởng

Cánh Cò - Canhco's blog - RFA

Trần Tuấn Anh và vợ trong vụ 'lấy xe công đón người nhà tận chân cầu thang máy bay'.
- Quảng Cáo -

Có một câu chuyện thú vị về vai trò của một anh tướng cướp.

Số là sau khi cướp được rất nhiều con tàu trên khắp các đại dương một băng cướp biển nổi tiếng tính chuyện hoàn lương vì thấy tài sản đã quá lớn có thể bảo bọc cho chúng suốt đời ăn chơi mà không cần hành nghề bất lương như xưa.

Tên tướng cướp với cái đầu thông minh và tự tin rằng nếu chia tài sản lúc này không khác gì báo cho chính quyền biết chúng là dân ăn cướp, Tên này họp cả băng lại cho biết là tài sản sẽ do y tạm quản lý một thời gian trong khi mọi người tản mát ra tránh tai mắt của chính quyền. Hắn sẽ có kế hoạch giữ khối tài sản này an toàn và sẽ không có ai dám đụng chạm tới.

Tên tướng cướp!
Tên tướng cướp!

Tên tướng cướp lấy uy tín của y ra thề với thuộc cấp và mọi người yên tâm, tự lấy một số nhỏ của cải rồi tản mác tứ phương chờ giờ … chia của.

- Quảng Cáo -

Uy tín của tên tướng cướp này không cần phải ra Ủy ban nhân dân đóng dấu xác nhận và hai năm sau khi thời cơ đã chin muồi bọn cướp quay lại đảo hoang nhận phần của mình đều không mất đi một món nào trong cái kho báu khổng lồ mà chúng cướp được.

Đó là cái uy của một tên tướng cướp.

Ở Việt Nam cũng có câu chuyện tương tự, một ông bộ trưởng cũng hứa với dân chúng rằng ông ta sẽ từ chức nếu thép Cà Ná có hệ lụy gì trong tương lai.

Tiếc một điều giữa ông và tướng cướp thân phận tuy giống nhau nhưng xét về mặt uy tín thì hoàn toàn khác hẳn.

Ông Bộ Trưởng
Ông Bộ Trưởng

Tướng cướp đồng cam cộng khổ với thuộc hạ, máu chảy như thuộc hạ và vinh quang thì chia đều với thuộc hạ. Còn ông Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh tuy là dòng dõi cách mạng nhưng chỉ thừa hưởng cái tiếng xấu do cha để lại nằm chình ình trong căn phòng khách, đó là cặp ngà voi không thể chứng minh do đâu mà có. Khi tài sản không chứng minh được thì cách giải thích chỉ là trộm, hoặc cướp mà có. Trộm khi không có quyền lực, thấy cặp ngà quý giá bèn móc ngoặc để có. Cướp khi đã có quyền lực thì tự động chủ nhân cặp ngà phải mang tới dâng không.

Trong trường hợp này, ông Trần Đức Lương, cha ruột ông Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh quá thừa quyền lực vì từng ngồi ghế Chủ tịch nước.

Tên cướp biển không có cơ hội được khổ chủ tự động dâng hiến tài sản, nó cùng đồng bọn phải rượt đuổi chiến đấu và đổ máu để cướp, còn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là “kế thừa” là “tinh hoa” nên đương nhiên thừa hưởng tài sản mà cha của ông ta “tự có”. Vì thế ông Tuấn Anh có thể tự hào về dòng dõi của mình kể cả khi bị dè bỉu.

Thế nhưng vì không “đổ máu” trên chiến trường cướp bóc nên Bộ trưởng Tuấn Anh không được thuộc hạ tin tưởng như tên tướng cướp Caribe. Ông ta ngồi trên tài sản của nhân dân mà tưởng là của gia đình mình và có lẽ vì thế cái tâm lý làm chủ đã khiến ông ta mạnh miệng tuyên bố bảo kê cho dự án thép Cà Ná:  ‘Sẽ từ chức nếu thép Cà Ná gây hệ lụy’

Một cướp biển đề nghị bảo quản cả kho châu báu liền được đám cướp tung hê. Một Bộ trưởng đề nghị bảo kê kho thép Cà Ná liền bị báo chí xỉa sói, dè bỉu. Đó là cái khác của người cộng sản.

Ông Bộ trưởng muốn bảo kê mà không có vật thế chấp và ông vô tư tưởng rằng cái chức vụ Bộ trưởng của ông đủ to để bao trùm cả khu vực miền Trung. Ông không biết rằng đối với dân, gia tài để gây dựng uy tín của ông thua xa một vỏ sò của tên tướng cướp, vậy thì ai tin ông cho được?

Bản thân từng là Hiệu trưởng một trường Đại học trước khi nhảy vào vai trò Bộ trưởng nhưng ông không khái niệm được đâu là uy tín được thiết lập trên lòng tin và đâu là chức sắc của Đảng giao cho không khác mấy với một con rối có điều kiện. Múa may quay cuồng thế nào ông cũng không thoát ra khỏi sợi giây mà Đảng trói vào chân tay. Càng vẫy vùng thì người dân lại nghĩ là ông đang bảo kê cho thép Hoa Sen chứ không phải bảo lãnh để phát triển theo tinh thần của một bộ trưởng.

- Quảng Cáo -

14 CÁC GÓP Ý

  1. Đúng là một tuyên bố mu muội của hạng cả đời chỉ cậy thế cha, mẹ. Khi dùng đến từ ngữ ” nếu ” tức đã muốn nói đến một sự không như ý xảy ra trong quá khứ và một sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Ở đây, trong vụ Cà Ná, chữ ” nếu ” và ” từ chức ” được sử dụng để khẳng định rằng dự án sẽ tốt đẹp bằng cách lấy sự ” từ chức ” ra làm vật bảo chứng. Tất cả là vì đối với ông bộ trưởng, do nhân sinh quan xem chức vụ có được như một đặc quyền, đặc lợi. Ông quên mất rằng khi có sự việc không hay xảy ra trong lúc ông đang tại chức thì sự từ chức của ông là để biểu lộ cho dân chúng biết việc tự nhận trách nhiệm, đồng thời, cũng là việc tự xét mình không đủ năng lực đảm đương trách vụ. Quả là một lời trấn an vô nghĩa, rỗng tuếch và khiếm nhã với dân tình.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here