Cảm nghĩ về buổi hội ngộ đầu tiên của những người lính trong hai trận hải chiến Hoàng Sa – Trường Sa.

Phạm Diễm Hương

Các cựu chiến binh và người thân tham gia buổi họp mặt. Từ trái qua phải: anh Lê Hữu Thảo, tiểu đội trưởng Lữ Ðoàn 146 tham gia trận Gạc Ma 1988; ông Lữ Công Bảy, giám lộ tàu HQ4 Hải Quân VNCH; bà Kim Chiêu, vợ Ðại Úy Huỳnh Duy Thạch hy sinh trên chiến hạm HQ10; và bà Nguyễn Thị Lựa, vợ của Trung Sĩ Nguyễn Thành Trọng, tử trận trên HQ10. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
- Quảng Cáo -

Tin từ nhật báo Người Việt cho hay hôm mồng 9 tháng Một năm 2017 tại Sài Gòn, có buổi gặp gỡ đầu tiên của những người lính Việt Nam ở hai bên chiến tuyến và thân nhân gia đình các tử sĩ trong hai trận hải chiến bảo vệ tổ quốc chống Trung Cộng xâm lược: Hoàng Sa năm 1974, và Gạc Ma (thuộc Trường Sa) năm 1988.

Buổi hội ngộ do nhóm Nhịp Cầu Hoàng Sa tổ chức. Ông Ðỗ Thái Bình, nhà nghiên cứu hàng hải, là một người trong ban tổ chức đã chia xẻ về ý nghĩa của Nhịp Cầu Hoàng Sa như sau:

“Hoàng Sa là chiến trường duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, nơi mà trước ngày 30 tháng 4, 1975, người Việt không bắn vào người Việt. Hoàng Sa là một địa danh nhắc nhở chúng ta, mỗi khi người Việt kề vai sát cánh bên nhau sẽ nhận rõ ai mới thực sự là kẻ thù chung, ai mới là kẻ có dã tâm xâm lược. Hoàng Sa, vì thế, còn là một nhịp cầu, cần ‘bắc’ để nối những tấm lòng.”

Ông nói tiếp: “…cuộc gặp mặt đầu tiên giữa các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) – những người đã tham gia trận hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19 tháng 1, 1974 và thân nhân các tử sĩ Hoàng Sa – với các cựu binh QÐND VN, những người tham gia bảo vệ bất thành Gạc Ma ngày 14 tháng 3, 1988 và thân nhân các gia đình liệt sĩ Gạc Ma là một sự kiện lịch sử. Nó cho thấy người Việt vẫn luôn kiêu hãnh và đoàn kết trước giặc ngoại xâm phương Bắc”.

- Quảng Cáo -

Mọi người trong buổi lễ đã dành một phút để tưởng nhớ đến bà quả phụ Ngô Thị Kim Thanh, vợ của cố Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí, hạm phó chiến hạm HQ10 của Hải Quân VNCH, vừa qua đời hôm 7 tháng Một năm 2017.

Cũng theo báo Người Việt, trong lúc hàn huyên, ông Lê Văn Thanh năm nay 79 tuổi  là xạ thủ của khu trục hạm HQ4-Trần Khánh Dư, thuộc Hải Quân VNCH đã tham chiến trong trận Hoàng Sa  năm 1974 cho biết: “Hôm nay tôi rất vui, đã quá lâu rồi, hơn 42 năm nay tôi mới có một ngày được mời tham dự buổi lễ để vinh danh cho những gì mà chúng tôi đã đóng góp để bảo vệ Hoàng Sa, mặc dầu bất thành. Niềm vui nhiều hơn khi được gặp lại được các đồng đội cũ, được kể lại những câu chuyện mà bao lâu nay tôi chưa thể thổ lộ cùng ai.”

Bà Kim Chiêu, vợ Ðại Úy Huỳnh Duy Thạch, tử trận trên chiến hạm HQ10 trong trận Hoàng Sa năm 1974, ngậm ngùi:“Hôm nay được tham dự chương trình này, tôi thực sự rất xúc động. Ðã hơn 42 năm, cái chết của chồng tôi rất lặng lẽ. Báo chí trong nước không nhắc nhở gì đến các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa nhưng bất thành. Bây giờ hòa bình đã lập lại, tôi mong muốn chính quyền này hãy công nhận và tưởng nhớ đến những tử sĩ hy sinh ở Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Và tôi ước một lần đến Hoàng Sa, để có thể nhìn thấy nơi chồng tôi đã hy sinh.”

Anh Lê Minh Thoa, trước là thủy thủ tàu HQ604, thuộc quân đội Bắc Việt, bị Trung cộng đánh chìm  ngày 14 tháng Ba năm 1988 ở Gạc Ma-Trường Sa. Anh bị bắt làm tù binh mãi đến tháng 11 năm 1991 mới được trao trả về lại Việt Nam.

Anh Thoa cho biết: “Thực sự hôm nay tôi rất xúc động. Ðặc biệt được gặp các chú trước là lính VNCH. Tôi thua chú Thanh đến 30 tuổi, tức khi chú Thanh cầm súng chiến đấu cho Hải Quân VNCH thì tôi còn chưa ra đời. Thế mà hôm nay gặp nhau, chú đã chủ động tay bắt mặt mừng. Tuy mới gặp nhau lần đầu, nhưng tưởng như rất thân thuộc.”

Bài báo viết: nhìn ông Thanh và anh Thoa, nâng ly chúc mừng nhau mà mà không khỏi xúc động. Hai người cách nhau đến 30 tuổi, người là lính VNCH, người là lính bộ đội Bắc Việt, giữa họ dường như không có khoảng cách nào.

Ông Lê Văn Thanh, Hải Quân VNCH và anh Lê Minh Thoa (bộ đội Bắc Việt) bày tỏ niềm vui trong ngày gặp mặt. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
Ông Lê Văn Thanh, Hải Quân VNCH và anh Lê Minh Thoa (bộ đội Bắc Việt) bày tỏ niềm vui trong ngày gặp mặt. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)

Làm sao có khoảng cách cho được khi tất cả đều là người VN, cùng đi bảo vệ tổ quốc chống quân xâm lược, bảo vệ chủ quyền đất nước?.

Thực sự, không có khoảng cách nào giữa người VN cùng tổ tiên, chỉ có khoảng cách giữa dân tộc VN với chủ nghĩa vô thần cộng sản. CSVN đã dùng mọi thủ đoạn để trả thù và gieo oan nghiệt cho dân tộc VN.

Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, CSVN đã nham hiểm lập trại tù dọc chiều dài đất nước để giam giữ các quân cán chính miền Nam; đã bất nhân đuổi tất cả các thương binh VNCH ra khỏi bệnh viện bất kể tình trạng thương tích nặng nhẹ thế nào, và xuống tay đày đoạ trấn lột gia đình những người lính VNCH, đuổi họ đi vùng kinh tế mới, con cái không được đi học và xóa tên họ khỏi sổ gia đình (cộng sản gọi là sổ hộ khẩu) trong thành phố.

Trong khi đó, những người lính bộ đội miền Bắc khi về hưu cũng như khi hy sinh, cũng khốn khổ không kém, họ bị CSVN đối xử rất ghẻ lạnh, họ bị đầu lãnh CSVN xử dụng máu xương cho thủ đoạn bành trướng chủ nghĩa cộng sản. Trong trận chiến Gạc Ma, người lính biển miền Bắc đã bị bạo quyền khóa tay, không được bắn trả, phải chết tức tưởi. CSVN xóa bỏ Gạc Ma, không tưởng niệm. Hiện nay mỗi năm chỉ còn người dân tưởng nhớ đến những chiến sĩ hy sinh tại Gạc ma, nhưng cũng bị bạo quyền ngăn cản, bắt bớ.

Và nghĩa trang của những bộ đội đã nằm xuống trong trận chiến biên giới phía Bắc năm 79 không những không được trùng tu, mà bia mộ còn bị đập phá san bằng. Thì hy vọng gì đến việc bạo quyền lo lắng cho những cựu bộ đội hay thân nhân gia đình những người đã hy sinh bảo vệ tổ quốc?.

Từ ngàn xưa, những người lính ra tuyến đầu có trách nhiệm bảo vệ đất nước không màng đến tính mạng của họ, những người ở hậu phương có bổn phận nhớ đến họ, cảm ơn họ. Đó là tình đồng bào, là sự đối đãi đầy ơn nghĩa.

Thế nhưng bạo quyền cộng sản đã phá hủy những truyền thống thiêng liêng cao đẹp đó. Từ hơn 40 năm nay, sau ngày cả nước quy về một mối đau thương như lời thơ của cố thi sĩ Nguyễn chí Thiện, thì mặt nạ “cách mạng”, “giải phóng” đã rơi xuống, để lộ bộ mặt thật thủ đoạn, tàn ác, vô nhân tính của cộng sản.

Vậy, để hàng năm cả nước chính thức có những ngày vinh danh tưởng nhớ Tổ tiên, Anh hùng Liệt nữ, tưởng nhớ những người đã hy sinh bảo vệ tổ quốc; để xã hội có những chương trình bảo bọc thương binh, có những chương trình giúp đỡ cô nhi quả phụ và trên hết để tình yêu nước được nuôi dưỡng trường tồn, đất nước VN cần phải được thay đổi. Triệt để thay đổi.

CSVN không thể nào tồn tại thêm, họ đã có hơn 40 năm không chiến tranh, với sự trợ giúp dồi dào của quốc tế để xây dựng đất nước sau chiến tranh, nhưng trong hơn 40 năm, kể từ năm 1975 CSVN đã phá hủy đất nước, đày đọa người dân, nhục mạ nhân phẩm con người xuống hàng súc vật và tạo nên một xã hội vô cảm.

CSVN đã hết thời, không còn cơ hội. VN phải thay đổi, phải thay đổi thôi.

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. Anh hùng bảo vệ hoàng sa mà bình an trở về nguyên vẹn thế, không sứt mẻ gì hết. Thảo nào mất hoàng sa là phải. Đúng là bọn Mỹ cẩu

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here