Thảo luận công khai về chính sách ngoại giao của ông Donald Trump tập trung vào việc chống khủng bố và quan hệ với Nga, và từ khi được bầu, vị tổng thống tân cử chưa đề cử một chuyên gia Á Châu nào vào vị trí cao cấp trong nội các. Điều này làm nổi lên mối quan tâm trong các đồng minh tại Thái Bình Dương về vị trí ưu tiên của vùng này đối với Tòa Nhà Trắng trong 4 năm tới.
Tuy vậy sau hậu trường, toán nhân sự lo việc chuyển tiếp của ông Trump đang sửa soạn sự xoay trục cho Á Châu. Việc thành lập toán nhân sự để thực hiện chính sách này đang dần hiện rõ và đã gợi lại phương thức tiến hành như các chính quyền Cộng Hòa tiền nhiệm, nhưng đồng thời cũng nhằm thực thi mục tiêu của chính quyền Obama là nâng cao sự hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng. Nhân sự lo chuyển tiếp cho biết chính quyền Trump sẽ có quan điểm diều hâu đối với Trung Quốc, tập trung trong việc củng cố liên minh vùng, quan tâm trở lại về Đài Loan, ngờ vực sự hữu hiệu của chính sách lôi kéo Bắc Hàn, và đẩy mạnh sự hiện diện của Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương.
Có dấu hiệu Á châu sẽ thực sự là sự chú mục hàng đầu của các viên chức then chốt. Ông Rex Tillerson, ứng viên Bộ Trưởng Ngoại Giao của ông Trump, đã nêu lên các quan tâm về Trung quốc trong các buổi gặp gỡ với các thượng nghị sĩ vào những ngày gần đây. Những người tham dự nói với tôi rằng ông Tillerson nắm biết rõ về những gì ông ta cho là cần để đối đầu lại sự bành trướng và quân sự hóa tại vùng Biển Đông.
Nguồn từ giới lo việc chuyển tiếp nói rằng ông Stephen K. Bannon, người lo chiến lược chính cho ông Trump, thì cũng rất quan tâm đến chiến lược cho vùng Á Châu. Từng là một sĩ quan hải quân của Hạm Đội Thái Bình Dương, ông Bannon và các nhân sự hàng đầu khác của ông Trump tin rằng sự Xoay Trục Về Châu Á của Tổng thống Obama phần lớn thất bại vì theo họ là ngân phí quốc phòng không đủ và đã triệt giảm điều hứa hẹn gia tăng sức mạnh quân sự trong vùng.
Ở cấp đại sứ, các chỉ định của ông Trump cho Á Châu đã có trước nhiều vùng khác, và gồm các tay lão luyện về Á Châu. Nguồn nhóm chuyển tiếp cho biết ông Trump gần như đã chọn ông Ashley Telli, một nhân viên của Tòa Nhà Trắng trước đây và là chuyên gia về Ấn Độ, cho vị trí đại sứ Hoa Kỳ tại nước này. Cho Trung Quốc được bảo đảm là ông Trump chọn lựa thống đốc Iowa Terry Brandstad (đảng Cộng Hòa) là đặc sứ tại Bắc Kinh. Các chức sắc Nhật Bản có thể không phấn khởi với việc ông Trump dự trù chọn doanh nhân William Hagerty trong vai trò đại sứ tại Tokyo. Nhưng chính quyền Nhật bản cảm thấy được trọng nể vì quyết định của ông Trump vinh danh Thủ Tướng Shinzo Abe khi chọn ông là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên để ông Trump gặp sau khi đắc cử.
Nhóm của ông Trump đang bận rộn để trám các chức vụ liên quan đến Á Châu trong bộ phận hành chánh an ninh quốc gia. Ông Matt Pottinger được chờ đợi là giám đốc chính của Á Châu cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Mặc dù kinh nghiệm gần đây là ở A Phú Hãn, ông Pottinger từng là nhà báo làm việc lâu năm tại Trung Quốc và được trọng nể. Vì số người thu hẹp trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao và Phụ Tá Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng đặc trách Á Châu có thể có tiếng nói quan trọng trong việc điều hướng chính sách của ông Trump cho Châu Á. Toán chuyển tiếp đang suy nghĩ đến các nhân sự trước đây của chính phủ George W. Bush cho hai vị trí này, gồm cả ông Randall Schriver cựu Phó Phụ Tá Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao và ông Victor Cha, cựu giám đốc Á Châu tại Tòa Nhà Trắng.
Có nhiều lý do để chính quyền Trump sẽ phải giành nhiều quan tâm cho Á Châu trong những tháng đầu tiên. Ông Trump chỉ định ông Peter Navarro cầm đầu National Trade Council (Hội Đồng Thương Mại Quốc Gia) là một chỉ dấu rằng xung đột kinh tế với Bắc Kinh sẽ đến sớm hơn là đến muộn. Người Trung Quốc cũng có quá khứ hay thử sức tổng thống Hoa Kỳ mới nhậm chức với các khiêu khích.
Chương trình nguyên tử và đạn đạo của Bắc Hàn đang tiến gấp rút và ông Trump đã tuyên bố sẽ ngưng chúng. Toán của ông Trump đang nghiên cứu các biện pháp chế tài cấp thứ hai đối với các công ty trợ giúp chế độ Kim Jong Un, và điều này sẽ gây thêm một mấu căng thẳng thêm với Trung Quốc. Chi tiết của nhiều chính sách này chưa được sàng lọc hết.
Ông Dan Blumental, một cựu viên chức của Lầu Năm Góc nay làm việc tại American Enterprise Institure phát biểu:”Do sự bắt buộc, chính quyền Trump sẽ phải chú tâm vào Á Châu vì những biến cố sẽ dẫn đến. Chúng ta không có chọn lựa nào khác. Đó là lằn ranh cuối cùng”. “Về mặt quan điểm chiến lược, làm sao để phối hợp các liên minh thì chúng ta phải chờ xem”.
Việc chú trọng vào Á Châu có một điểm lợi khác cho chính quyền sắp tới của ông Trump: Nó cho ông Trump một sự biện minh, một cách nào đó tự gán ép, cho việc hàn gắn với Nga. Chính quyền ông Trump có thể lý luận rằng Nga là một quyền lực cấp vùng và không gây vấn đề nặng như một Trung Quốc đang lên cấp toàn cầu và ngày càng hung hăng.
Chính sách xoay trục về Á Chân của ông Obama đem lại nhiều trông đợi nhưng đã kém sút về thực hiện. Cho chính quyền của ông Trump, sự động chuyển là gò nén với hướng ngược lại. Nếu các thành viên của ông Trump có thể thực hiện kế hoạch của họ và tránh được những khủng hoảng không cần thiết thì ông Trump có thể hoàn tất xoay trục Á Châu mà ông Obama đã mở đầu.
Leave a Comment