Đất nước là của nhân dân

Bạch Hoàn - Fb. Bach Hoàn

- Quảng Cáo -

Cho đến tận bây, tôi vẫn chưa quên đầu năm 2014 có hơn 7.000 ca mắc bệnh sởi, chủ yếu là trẻ em. Dịch sởi năm ấy đã khiến 147 trẻ vĩnh viễn rời xa vòng tay ủ ấp của cha mẹ. Vậy mà, tổng kết 6 tháng đầu năm 2014, Bộ Y tế chỉ kể thành tích, họ quên chừng ấy mạng người đang nằm dưới đất lạnh khi không nhắc đến dịch sởi.

Hơn hai năm sau lại một câu chuyện tương tự. Mặt tối của tăng trưởng kinh tế đã đè nặng lên môi trường sống. Chưa bao giờ vấn nạn ô nhiễm môi trường khiến dân mình hoảng sợ như bây giờ. Vậy nhưng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường chọn 10 sự kiện nổi bật nhất trong năm lại chỉ chăm chút tô vẽ thành tích cho họ, bỏ qua tất cả những vụ việc nhức nhối nhất trong xã hội.

Đất nước, tuyệt đối không thể là của một nhóm người có quyền quyết định. Mọi quyết định đều xuất phát từ nguyện vọng của dân thì lòng dân mới yên, đất nước mới phát triển.

Dẫu chỉ là một thường dân nhỏ mọn như 92 triệu con người ở đất nước này, nhưng chắc chắn tôi không ơ hờ với những mất mát của người dân như ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thể hiện trong việc chọn sự kiện nổi bật ngành môi trường.

1. Thảm hoạ môi trường mang tên Formosa

Năm 2016 đã qua rồi. Nhưng có lẽ cho đến mãi về sau, tôi cũng sẽ không bao giờ quên tiếng kêu khản cổ của ngư dân Hà Tĩnh vào tháng 4-2016, khi tôi về vùng đất ấy đưa tin tình hình cá chết. Tôi không thể nào quên ánh bình minh hiu hắt trên cánh đồng nghêu chết trắng tại Kỳ Anh những hôm ấy. Tôi càng không thể quên cảm giác héo rũ trong lòng khi đứng ở cảng cá xác xơ, nhìn sang bên cạnh là nhà máy Formosa trơ lì như một thách thức.

Thảm họa Formosa
Thảm họa Formosa
- Quảng Cáo -

Đến hôm nay, nếu được lựa chọn sựa kiện nổi bật nhất, đương nhiên tôi cho rằng đứng đầu bảng phải là thảm hoạ đi vào lịch sử ngành môi trường thế giới mà Formosa gây ra ở miền Trung.

2. Thuỷ triều đỏ

Sự kiện thứ 2 cần thiết phải nhắc nhớ, đó là việc lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường vội vã đưa ra công luận một trong những nguyên nhân cá chết là do tảo nở hoa, tức thuỷ triều đỏ. Đây là nỗi xấu hổ của người làm công tác bảo vệ môi trường. Cần nhắc lại để họ tự răn mình đừng bao giờ quay lưng với sự thật.

Cá chết vẫn chưa có nguyên nhân, 06-05-2016

3. Hạn mặn lịch sử

Vấn đề nổi cộm thứ ba, nhất thiết phải là hạn hán, hạn mặn ở miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Xâm nhập mặn ở vựa lúa lớn nhất cả nước được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm trở lại đây.

Tài nguyên và môi trường là ngành phải chịu trách nhiệm đánh giá dòng chảy, tính toán công suất các nhà máy thuỷ điện, lượng nước bị giữ lại ở thượng nguồn… để nắm trước khả năng hạn mặn. Nếu làm rốt ráo có lẽ ngành nông nghiệp sẽ không rơi vào thế bị động như năm nay. Để đến tận bây giờ, thiệt hại đã lên đến hơn 15.000 tỉ đồng nhưng nông nghiệp vẫn chưa thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Nông dân ấp Tây Sơn 3, xã Đông Yên, huyện An Biên, Kiên Giang bên những bông lúa chết khô vì thiếu nước và nhiễm mặn - hình: Trọng Đạt
Nông dân ấp Tây Sơn 3, xã Đông Yên, huyện An Biên, Kiên Giang bên những bông lúa chết khô vì thiếu nước và nhiễm mặn – hình: Trọng Đạt

Ở thời điểm hạn mặn đang khủng khiếp nhất, việc mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm là chỉ đạo ban hành các bản tin hạn hán. Đọc báo cáo ấy, tôi đã hiểu lý do trong 10 sự kiện nổi bật của ngành, họ chẳng thèm đả động gì đến vấn đề này.

4. Lời cảnh báo của nhà đầu tư

Một sự kiện khác không thể không lưu tâm, đó là thông tin nhà đầu tư lớn nhất của Dragon Capital đã rút khỏi thị trường chứng khoán VN vì cho rằng VN thiếu những chính sách và hành động thuyết phục trong việc bảo vệ môi trường.

3-1475200991515-1475323665660

Đừng quên, mỗi năm VN thiệt hại 5% GDP vì ô nhiễm môi trường. Đó là chưa kể 780 triệu USD phải chi trả để giải quyết các vấn đề về sức khoẻ người dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường.

Rất nhiều vấn đề nổi cộm khác đã xảy ra trong năm 2016. Thật sự đáng lo lắng khi cơ quan quản lý không đưa vào những sự kiện nổi bật trong năm. Nó cho thấy họ phần nào đánh giá hiện trạng chưa đúng mức nghiêm trọng cần thiết. Điều này có thể khiến giải pháp đưa ra không tương xứng để giải quyết vấn đề.

tran-hong-ha-bienmientrungantoanKhi nhà quản lý chăm chút cho thành tích của mình, bỏ qua những bất ổn của dân, thì khoảng cách giữa quan chức và thường dân ngày càng xa, dẫn đến bất ổn xã hội có thể hình thành. Thực tế là đã có hàng ngàn đơn kiện Formosa, trong khi ngành tài nguyên và môi trường vẫn chẳng dám đối thoại trực tiếp với người dân miền Trung.

Đáng lẽ, khi đánh giá các sự kiện nổi bật của ngành, ông Trần Hồng Hà phải dùng cả nhãn quan của một người dân và một nhà lãnh đạo. Có như thế mọi sự lựa chọn mới hài hoà. Mọi quyết định đều xuất phát từ nguyện vọng của dân thì lòng dân mới yên, đất nước mới phát triển.

Rồi đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ còn phải tiếp tục giải quyết câu chuyện Formosa, thẩm duyệt dự án thép Cà Ná… Hi vọng họ không quên đất nước là của nhân dân. Đất nước, tuyệt đối không thể là của một nhóm người có quyền quyết định.

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

  1. Don gian ma
    Moi gia dinh vn hay chuan bi cho chinh minh truoc khi phai cho den y te trien khai
    Con ban bao cao thi dau con gia tri thoi gian nua
    Moi viec da xong roi !!!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here