Phát triển quốc gia bằng “chỉ số” nhân tài

Mạnh Kim – Fb. Mạnh Kim

- Quảng Cáo -

Trong buổi diễn thuyết tại Đại học Harvard năm 1943, Winston Churchill nói: “Các đế quốc trong tương lai sẽ là những đế quốc của trí tuệ”. Ông nói thêm, những cuộc chiến trong tương lai sẽ là cuộc chiến vì nhân tài.

Giáo sư Niall Ferguson là một trong những sử gia trẻ giỏi nhất thuộc thế hệ ông, với khả năng có thể kết hợp và biện giải mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị học bằng loại ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu đến mức sinh viên không cần làm bài tập vẫn theo kịp bài giảng.

blog_niall_fergusonFerguson là giáo sư mà bất cứ đại học lừng danh nào đều muốn mời ông. Cách đây hơn 10 năm, Đại học New York (NYU) mời Ferguson từ Oxford với mức lương hàng chục ngàn đôla; đặt ông vào vị trí cao trong khoa sử, cung cấp ngôi nhà sang trọng tại Greenwich Village và trả chi phí vé máy bay vượt Đại Tây Dương để Ferguson có thể thường xuyên về Anh thăm vợ con. Sau đó, Ferguson qua Harvard và từ cuối năm 2015 ông về Stanford. Sự ra đi của Ferguson được giới học thuật miêu tả là một “cú sốc” cho Harvard! Giáo sư sử Alison Frank Johnson viết rằng Ferguson là người “không thể thay thế”.

Câu chuyện Niall Ferguson là một trong những ví dụ cho thấy nhân tài cần được tôn trọng như thế nào. Con người luôn là yếu tố cốt lõi của phát triển. Không nguồn vốn nào quan trọng bằng nguồn vốn nhân lực. Đây không chỉ là cuộc chiến giữa những công ty (đang cạnh tranh về nguồn nhân lực) mà còn là cuộc chiến giữa các quốc gia (đang lo lắng về “cân bằng nhân tài” cũng như “cân bằng quyền lực”). Mức độ phát triển quốc gia giờ đây không chỉ tính bằng GDP hay tỷ lệ FDI mà còn là “kỹ năng” thu hút nhân tài. Nước nào càng lôi kéo được nhiều nhân tài thì càng phát triển thành công.

- Quảng Cáo -

silicon-valley-serie-poster1-rcm992x0Tháng 10-2016, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, Mỹ, Canada, Úc và Anh hiện là bốn quốc gia hàng đầu thu hút nguồn nhân tài nhập cư. Dù các nước không nói tiếng Anh nỗ lực trải thảm mời chuyên gia trình độ cao nước ngoài nhưng có gần 75% lực lượng tay nghề trình độ cao tại các nước OECD (Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế) vào năm 2010 đều dồn vào bốn quốc gia nói trên, trong đó chỉ riêng Mỹ đã chiếm gần 40%. Gần 70% kỹ sư Thung lũng Silicon đều là dân nước ngoài. Trong khoảng 30 năm cuối của thế kỷ 20, dân nhập cư giành 31% giải Nobel mà quá bán trong số đó đều làm việc cho các viện nghiên cứu Hoa Kỳ. Những điều vừa nói cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến giành giật nhân tài và trở thành một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển vốn muốn níu chân nhân tài nước mình trước cơn bão thất thoát chất xám.

Không thể không lo lắng cho tương lai đất nước khi Việt Nam ngày càng thất bại trong cuộc chiến nhân tài. 12/13 quán quân chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” đã ở lại nước ngoài làm việc thay vì trở về nước. Khó có thể trách các bạn trẻ có cơ hội du học đã không quay về phục vụ. Môi trường làm việc lạc hậu và chế độ đãi ngộ thấp kém là vài trong số lý do khiến du học sinh chọn con đường xa quê. Trong khi đó, tính đến giữa năm 2016, có đến 225.000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp! Hệ thống đại học bùng nổ (412 trường, với khoảng 2,2 triệu sinh viên) đã không thật sự đóng góp cho việc xây dựng nguồn nhân lực nước nhà.

cb0img27622-jpgdai-ngoPhương pháp giáo dục đại học không chỉ lạc hậu mà còn nặng tính giáo điều. Đại học vẫn chưa là môi trường để bày tỏ tự do tư duy sáng tạo. Hầu hết đại học đều không thoát ra khỏi mô hình đào tạo “học chữ”. Đại học ngày nay không chỉ thuần túy cung cấp kiến thức. Nó phải là môi trường nghiên cứu và tạo cảm hứng nghiên cứu sáng tạo. Nó phải là nơi cống hiến những sản phẩm khoa học thực tế với đóng góp của thầy lẫn trò. Nó phải là nơi kích thích được nguồn năng lượng cho tri thức trẻ. Nó phải là nơi định hình cho tương lai đất nước chứ không phải là nơi những “giá trị” cũ mòn được “bảo tồn”.

Thiết hụt nguồn con người, làm thế nào có thể xây dựng quê hương? Nhân lực và nhân tài là yếu tố hàng đầu để phát triển. Đã quá muộn để thiết kế một chiến lược xây dựng nguồn nhân lực. Sự thịnh vượng một quốc gia không chỉ nhờ sản xuất và giao thương. Nó còn phải đặt trên nền tảng xây dựng con người, và xây dựng con người phải đặt trên nền tảng một chính sách giáo dục đúng đắn trong đó phải nhấn mạnh đến sự khai phóng, tự do tư duy và tự do sáng tạo.

cu-nhan-tim-viec-tai-ha-noi
Các cử nhân đến tìm việc tại Trung tâm xúc tiến việc làm Hà Nội.

Hãy chọn thế hệ trẻ để đặt tương lai vào họ chứ không phải để những bộ não cằn cỗi cai quản họ. Hãy để tương lai đất nước đi lên như những cỗ máy cấp tiến hiện đại, chứ không phải nhẹ rơi như những tờ bướm mà các bạn sinh viên thất nghiệp đứng phát ở các ngã đường vô vọng.

………

Bản đầy đủ của bài viết này đăng trong Người Đô Thị số Xuân. Nhân tiện xin được “quảng cáo trá hình” luôn thể. Giai phẩm này có sự góp mặt của các cây bút “số má” trong chốn giang hồ: Ngô Thế Vinh, Trương Trọng Nghĩa, Nguyễn Quang Lập, Phạm Công Luận, Nguyễn Thị Hậu, Ngô Thị Kim Cúc, Tuấn Khanh, Trác Thúy Miêu, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Lê Hồng Lâm, Thúy Hà… Báo phát hành toàn cõi Việt Nam ngày 9-1.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here