Tôi viết mấy chữ về vụ tuyến xe buýt nhanh ở Hà Nội.
Làm cái gì cũng khó, nhất là lúc ban đầu. Dụng ý của chính quyền Hà Nội là để người dân có ý thức sử dụng phương tiện giao thông công cộng, khi thấy thuận tiện, phù hợp thì sẽ bỏ dần xe máy. Điều đó là tốt.
“Những bộ óc nhà nước tính toán kiểu nào cũng vẫn thấy lộ ra ngay phần bất cập, dở hơi. Họ đang chịu hậu quả của chính những chính sách sai lầm trước đó của họ, nên mọi sự sửa chữa chỉ mang tính chắp vá, được nọ hỏng kia.”
Tuy nhiên, xe máy đã quá nhiều, muốn bỏ dần cũng phải vài ba chục năm nữa. Lúc này có cấm thì nó vẫn bò ra đường. Bởi nó tiện, ưu thế hơn xe buýt, kể cả xe buýt nhanh. Đường thì vốn chật hẹp, dành hẳn một con đường riêng ra cho xe buýt là thất sách. Không phải lúc nào trên đoạn đường ấy, làn đường ấy cũng có xe buýt, trong khi nó bị bỏ trống vài phút đến cả chục phút thì người đi đường phải chen chúc, chen lấn, giành giật trên phần đường còn lại từng giây đồng hồ. Không chỉ là sự bất hợp lý, lãng phí, mà còn là sự cướp đoạt quyền đi lại của nhân dân. Người dân có quyền kiện hành vi cướp đoạt này.
Nhìn cảnh một làn đường bị bỏ trống như thế, mà chính mình bị chèn như nêm cối, con người ta rất dễ vi phạm, nhào sang làn đó, bởi không chịu đựng được. Cái sai của dân được bắt nguồn từ cái sai của nhà nước. Nhưng nhà nước có công cụ, bộ máy quyền lực chuyên chính trong tay để phạt, rốt cục chỉ có dân giơ đầu chịu báng.
Những bộ óc nhà nước tính toán kiểu nào cũng vẫn thấy lộ ra ngay phần bất cập, dở hơi. Họ đang chịu hậu quả của chính những chính sách sai lầm trước đó của họ, nên mọi sự sửa chữa chỉ mang tính chắp vá, được nọ hỏng kia.
Nói thêm: Nhưng chính quyền ở Sài Gòn có tỉnh táo hơn. Khi đại lộ đông tây (giờ mang tên Võ Văn Kiệt) làm theo thiết kế của Nhật có 6 làn xe hơi (2 chiều xuôi ngược, ở giữa), 2 làn xe máy (2 bên), có vẻ rất hiện đại, nhưng khi đưa vào hoạt động một thời gian, người ta phát hiện ra sự phi lý: làn ô tô thì quá thênh thang, lãng phí; còn xe máy thì quá chật hẹp, khổ dân. Vậy là chính quyền (thời trước anh Thăng cơ) cho điều chình làn ngay, mở rộng đường xe máy 2 bên lên gấp đôi, thu hẹp đường ô tô lại. Từ đó, người dân sử dụng xe máy đỡ vất vả, chen chúc.
Ý thức vì dân được thể hiện ở những hành vi tưởng nhỏ mà không nhỏ như vậy.
Leave a Comment