Quảng Cáo

Vì sao chủ tịch Trần Đại Quang đột ngột được tăng quyền trên cả tổng bí thư?

Quảng Cáo

Sáng 21/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – An ninh, người Thống lĩnh toàn bộ các Lực lượng vũ trang đã có buổi gặp mặt đoàn đại biểu các thế hệ cán bộ Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 22/12/2016

Điểm mới của thông tin này là chức danh Chủ Tịch Nước đã được giới thiệu thêm, rõ nghĩa hơn, đi kèm với các chức danh Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Phòng An Ninh, Thống Lĩnh Lực Lượng Vũ Trang. Lâu nay các chức danh này vẫn có, nhưng ít được xem trọng và đề cập.

Từ khi nhậm chức Chủ tịch Nước từ sau Đại Hội Đảng 12, ông Trần Đại Quang đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy đảng-nhà nước mở rộng và gia tăng thẩm quyền và thực quyền cho chức danh chủ tịch nước, trước đây vốn bị chia sẽ nhiều cho vị trí tổng bí thư đảng và thủ tướng.

Qua đó chúng ta có thể thấy sự chuyển dịch chức năng đối ngoại quốc phòng từ vị trí thủ tướng trước đây đã chuyển sang cho vị trí chủ tịch nước nhiều hơn.

Các nhà bình luận thấy rằng, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang một nhân vật được phía Mỹ tin tưởng hơn, do các hoạt động thời gian gần đây đã có nhiều biểu hiện chống sức ép từ phía Trung Quốc.

Vì sao lại nói như vậy?

Ông Trần Đại Quang và Ông Jeh Charles Johnson, Bộ trưởng An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ

Trước hết là chuyến thăm Mỹ trong thời gian gần 1 tháng vào đầu năm 2015, ông Trần Đại Quang đã có nhiều hoạt động tiếp xúc với các cơ quan tình báo, phản gián cũng như Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ . Cũng như các động thái mới đây nhất của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang trong việc Việt Nam đưa tên lửa ra bảo vệ Trường Sa. Hay tại Đối thoại Singapore lần thứ 38 do ISEAS tổ chức hôm 30/8/2016, tại diễn dàn này Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã cảnh báo rằng những diễn biến gần đây trong khu vực và trên Biển Đông đã “tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không”. Cũng phải kể đến việc ông Quang đã tiến hành như, mua tên lửa Brahmos của Ấn Độ ( 500 triệu USD) bằng tín dụng của Ấn Độ cấp, liên kết với Pháp-Anh cùng lên tiếng về an ninh hàng hải. Đó chính là các hành động kế thừa con đường ngoại giao quốc phòng của ông Nguyễn Tấn Dũng. Đây là những điều điều khiến Trung Quốc hết sức căm tức.

Tổng số chuyến công du nước ngoài của ông Trần Đại Quang nhiều hơn hẳn ông Nguyễn Xuân Phúc, chỉ trừ Trung Quốc là ông Quang chưa đi dù ông Phúc đã đi. Điều này có cái tốt là chuyên môn hóa chức danh quản trị quốc gia, nhưng cái xấu là thủ tướng không đi đối ngoại thì chẳng ai cho Việt Nam vay tiền trong khi ngân sách đang cực kỳ khó khăn.

Trong bối cảnh chính sách của Trump đang gây căng thẳng cho Trung Quốc và có nguy cơ lôi Việt Nam kẹt vào khi trâu bò húc nhau, ông Quang càng khó đi Trung Quốc để tránh câu hỏi khó chịu nhất “Việt Nam sẽ đứng ở đâu trong bàn cờ Trung-Mỹ”.

Tuy nhiên ông Quang không tiến hành chuyến công du thăm Trung quốc, với lý do Trung Quốc sẽ không bao giờ hoan nghênh ông Trần Đại Quang, đó là lý do chính ngoài việc ông Quang đã từng thăm Mỹ dài ngày cách đây hơn 1 năm. Bởi vì một trong những nguyên tắc bất di bất dịch trong công tác quan hệ đối ngoại của lãnh đạo Việt Nam là, không được qua thăm Mỹ trước khi sang thăm Trung Quốc. Nghĩa là muốn thực hiện chuyến công du sang Hoa Kỳ thì phải được sự cho phép của Bắc Kinh. Qua đó để thấy, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang có muốn cũng không dám sang thăm Trung Quốc, với lý do vì chắc gì đã bảo toàn được tính mạng. Trong quá khứ, bài học mà một số nhân vật lãnh đạo Việt Nam từng bị Trung quốc đặt chất phóng xạ trong phòng ngủ, như ông Lê Duẩn đã luôn luôn phải đổi phòng ngủ trong các chuyến đến Bắc Kinh, vì hàm lượng phóng xạ trong phòng ngủ luôn được lực lượng bảo vệ lãnh đạo xác định là cao bất thường.

Trước đây, người ta cũng nói nhiều đến hợp nhất chức danh Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước cho tiện đối ngoại, nhưng trong tình hình đảng đang đối phó với tự diễn biến-tự chuyển hóa, đảng CSTQ đã từng khuyên đảng CSVN không nên bắt chước mình.

Dĩ nhiên là với bề dày kinh nghiệm chính trị, đảng CSVN không bao giờ làm việc bỏ hết trứng vào một giỏ. Sự chồng chéo quyền lực trong thượng tầng quốc gia tuy nó làm chậm đi năng lực quản trị và làm đất nước chậm tiến nhưng có lợi cho đảng là không một cá nhân nào đủ sức chuyển hướng-chuyển hóa đảng CSVN.

Việc các phe nhóm ban lãnh đạo Đảng CSVN phân hóa về quan điểm thân Trung Quốc hay Mỹ là điều có thật, không cần phải bàn cãi. Nhất là vào thời điểm hiện nay, vai trò của Việt Nam trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong vấn đề Biển Đông, nhất là sự thất bại của Hoa kỳ trong vấn đề khu vực này ngày càng rỗ ràng, khác hăn với sự thao túng bằng tiền bạc của Trung Quốc đã lôi kéo được đa số các quốc gia Asean trở cờ, quay lưng lại với Hoa kỳ.

Trong lúc phe đảng của ông Nguyễn Phú Trọng luôn giương cao lá cờ Chủ nghĩa Xã hội để lấy cớ xác định phải dựa tuyệt đối vào TQ để giữ Đảng, giữ chế độ. Thì phe Ba Dũng với những kẻ có đầu óc thực tế, với chiêu bài cải cách nhằm mục đích vay càng nhiều càng tốt cho các dự án đầu tư để kiếm chác, hốt cú chót bất kể nợ công đã ở mức hết sức đáng báo động. Chính vì thế, 2 phe chính trong đảng luôn gầm ghè để tranh giành quyền lực và quyền lợi, mà đằng sau đó là các nhóm lợi ích không lồ của các quan chức mỗi phe. Nhất là vào thời điểm ở Việt Nam đang tiến hành công việc cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước như hiện nay là cơ hội Vàng. Tài sản nhà nước với giá bán rẻ như cho, thậm chí là cho không, nên chuyện chúng nó đánh nhau, thậm chí là giết nhau cũng là việc hết sức bình thường.

Dầu sao, nhân ngày 22/12/2016, cũng xin được chúc mừng ông Trần Đại Quang đã được truyền thông giới thiệu đầy đủ chức danh tư pháp hơn các chủ tịch nước trước đây.

Thống Lĩnh Lực Lượng Vũ Trang là bao gồm cả quân đội, công an (an ninh, cảnh sát, tình báo), dân quân tự vệ, dân phòng…nghĩa là bao gồm tất cả những ai cầm súng và cầm gậy. Ông Quang cần lưu ý họ bớt quay gậy và súng về phía nhân dân (đang thường xảy ra) mà hãy chăm chú nhìn về phương Bắc.

Mười tháng trước đây trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII, sau những xung đột gay gắt với phe ông Nguyễn Tấn Dũng ông Nguyễn Phú Trọng đã giành được thắng lợi trong việc nắm chiếc ghế Tổng Bí thư thêm một thời gian, song trên thực tế, trận chiến quyền lực vẫn chưa hề chấm dứt. Tình hình nội bộ đảng CSVN ngày càng suy thoái trầm trọng, tranh chấp quyền lực ngày một gia tăng. Trong khi uy tín của ông Trọng đã xuống quá thấp ở mức chưa từng có, chính vì thế, việc phải thay thế ông Trọng trong năm 2017, sớm hơn kế hoạch là điều không có gì là hoàn toàn bất ngờ.

Sau 9 tháng nắm chức vụ Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng, cũng là lúc các hậu quả của các quyết định sai lầm bộc phát. Điển hình là kết quả của Hội nghị TW4 đã cho thấy, chiến dịch “chỉnh đốn Đảng” của Tổng Bí thư Trọng phát động nhằm thanh trừng nội bộ đã thất bại thì có lẽ ông Trọng khó có thể còn có khả năng ngồi chiếc ghế Tổng bí thư. Không chỉ thế, với sự khủng hoảng lòng tin, một khi uy tín của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ở mức không thể thấp hơn”, vì có “sơ suất” có nhận một món quà biếu của ban lãnh đạo Formosa, điều mà dư luận xã hội rộ lên rằng đó là bức tượng Hồ Chí Minh bằng vàng ròng (24K) nặng 50 kg. Vấn đề này đã được Bộ Công An đề nghị thành lập một chuyên án để làm rõ, tuy nhiên tập thể Bộ Chính trị với đa số phiếu biểu quyết không tán thành.

Nghĩa là đã đến lúc ông Nguyễn Phú Trọng phải ra đi và nhường lại ghế Tổng bí thư cho những người khác là chuyện đương nhiên. Còn nhớ, trong Đại hội Đảng 12, theo thỏa thuận giữa các phe phái trong đảng, thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ tiếp tục nắm chức vụ Tổng Bí thư thêm nửa nhiệm kỳ là 2 năm và sau đó sẽ nghỉ hưu để nhường lại vị trí này cho Chủ tịch Nước Trần Đại Quang. Ông Quang sẽ là người đầu tiên sẽ đảm trách luôn 2 chức vụ cao nhất là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước theo mô hình nhất thể hóa theo kiểu Trung Quốc.

Tuy vậy, việc ông Trần Đại Quang, ngoài việc dính líu đến tội trạng “cải lão hoàn đồng” trong việc thay đổi năm sinh để tiếp kéo dài sự nghiệp chính trị, thì ông Quang còn vướng vết chàm vì đã có bằng chứng cho thấy đã nhận hối lộ 1 triệu USD do tử tù Dương Chí Dũng, Nguyên TGĐ Vinashinlines. Hơn nữa, Trần Đại Quang lại là một đại tướng Bộ trưởng Công an, nếu như để một ông công an làm Tổng bí thư sẽ cho tháy hình ảnh chế độ công an trị ở Việt Nam ngày càng rõ nét. Đó là những điểm yếu của ông Trần Đại Quang phải vượt qua khi chính thức bước vào cuộc đua giành chiếc ghế cao nhất trong đảng.

Tới nay, ông Trần Đại Quang đã được truyền thông giới thiệu đầy đủ chức danh tư pháp hơn các chủ tịch nước trước đây. Đó là việc thống lĩnh toàn bộ Lực Lượng Vũ Trang là bao gồm cả quân đội, công an (an ninh, cảnh sát, tình báo), dân quân tự vệ, dân phòng…nghĩa là bao gồm tất cả những ai cầm súng và cầm gậy. Việc truyền thông Việt Nam đưa tin người đứng đầu Ðảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng hôm 19/12/2016 đã thăm Tổng cục Tình báo Bộ Quốc Phòng(còn gọi là Tổng cục 2). Tại đây, ông Trọng nói: “Tình báo quốc phòng là lực lượng tình báo chuyên trách, chiến lược, toàn diện của Đảng, Nhà nước. Tình báo quốc phòng càng phải tuyệt đối trung thành với Đảng và quân đội.” đã cho thấy sự hoảng hốt và lo sợ của ông Tổng Bí thư trước thanh thế đang lên quá nhanh của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị thì cho rằng, ông Trần Đại Quang cần lưu ý các lực lượng vũ trang dưới quyền thông lĩnh của ông hãy bớt quay gậy và súng về phía nhân dân, điều vẫn đang thường xảy ra. Mà điều quan trọng nhất là hãy chăm chú nhìn về phương Bắc. Lời tuyên thệ nhậm chức của ông mang hàm ý “Tổ Quốc Trên Hết”, (nghĩa là trên cả đảng) mong ông hãy nhớ và thực thi cho đúng khi tổ quốc và dân tộc cần.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux