“Chúng ta không sợ nói ra khuyết điểm, tiêu cực, nhưng đồng thời cũng không cho phép ai lợi dụng đấu tranh khắc phục khuyết điểm tiêu cực để bôi nhọ, kích động, chống phá Đảng”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại hội nghị trực tuyến cán bộ toàn quốc phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ..
***
Ở Việt Nam với một thể chế là một đảng cầm quyền duy nhất thì cái chống tiêu
Do thể chế tập quyền, nắm lấy sự điều hình quản lý đối với các nhánh quyền lực nên giả sử khi tiến hành điều tra rà soát thành viên trong hệ thống chính trị về những liên can đến tiêu cực thì có lẽ sẽ gặp phải khó khăn vì đều là người ở trong hệ thống chính trị hay nói cách khác đều là “phe ta” cả, đây là điều đáng chú ý trong những hệ thống tập trung quyền lực vào một cực duy nhất. Ví như điều tra hàng loạt ban bệ này thì có thể sẽ còn hàng loạt ban bệ khác có liên quan đến sự việc, chưa kể vừa liên quan hàng ngang và vừa liên quan hàng dọc, tức là ở những trong nội bộ hệ thống hay là những hệ thống đồng cấp, đồng chức năng nhiệm vụ với nhau, mà còn liên quan đến những người ở hệ thống cấp trên và ở trên nữa, một vụ việc tham những, lạm dụng chức quyền xảy ra tại tỉnh thành, địa phương nhưng nếu truy tận gốc thì sẽ liên quan đến tận…. trung ương.
Vậy thì có thể đặt câu hỏi là với sự tập trung quyền lực như vậy thì liệu có cơ quan giám sát, thanh tra nào dám làm thẳng tay để có thể “đả hổ diệt ruồi”, chạm đến những những nơi đỉnh cao và vừa có thể thi hành trên diện rộng nhất trong hệ thống chính trị, thật sự có thể thanh lọc được bộ máy hay là sẽ phải bị vướng vào cái dớp là “đánh chuột không được làm vỡ bình”, cho dù giám sát, thanh tra như thế nào đi nữa thì vẫn có những điểm giới hạn không thể bị giám sát, bởi vì nếu như chạm đến những nơi này thì cả thể chế sẽ bị lung lay.
Trong một thể chế, hệ thống chính trị thì việc giữ vững nó trước nguy cơ tham nhũng tiêu cực mà chỉ dựa vào sự tự giác liêm khiết từ thành viên của nó thì là một điều khó có thể khả thi, thế nên tốt hơn hết là trong chính hệ thống đó có những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tiến hành thanh lọc bộ máy bất cứ ai có vấn đề và nếu chỉ đơn thuần là việc chống tiêu cực ở trong hệ thống chính trị thì có lẽ chỉ cần tập trung vào việc này, ấy thế mà ở Việt Nam lại có thêm cái vế “chống phá” hoặc “tự chuyển biến” nữa.
Trong hệ thống chính trị Việt Nam đó là với đảng cầm quyền là Đảng Cộng sản thì như chúng ta đã biết là rất nặng nề về ý thức hệ, độc tôn chủ nghĩa Mác Lê, tạo nên một lằn ranh đỏ về tư tưởng ai vượt quá đà ra khỏi lằn ranh này thì người đó sẽ bị xếp vào “chống phá”, muốn nhận định thế nào là vượt quá đà thì có lẽ cốt yếu là hành động hay tư tưởng của một người phải ảnh hưởng gián tiếp hay đe dọa trực tiếp đến những vấn đề xuay xung quanh sự tồn vong và sự chỉ huy của Đảng cầm quyền.
Như vậy có thể thấy thể chế chính trị Việt Nam hiện nay là có sự mâu thuẫn nặng nề, muốn thẳng tay cũng không thể được mà muốn buông lỏng thì càng không thể đối với chống tiêu cực và nếu như những ai có phương án đột phá, cấp tiến thì dễ bị quy chụp thành những biểu hiện “tự chuyển biến”, “chống phá”.
Nhưng dù sao đi nữa thì cũng không thể né tránh được những vấn đề trên của thế chế chính trị Việt Nam là đến từ chính sự tập quyền của chính nó hay nói chính xác hơn hệ thống chính trị được điều hành bởi một đảng cầm quyền duy nhất và không có ban bệ nào có thể giám sát được điều này. Vậy thì giải pháp tối ưu vẫn là sự phân quyền, hướng đến mục tiêu là bất cứ tổ chức, đảng phái chính trị nào cũng không thể có quyền lực tuyệt đối trong tay và phải bị đặt dưới sự giám sát lẫn nhau, hoạt động phải tuân thủ theo pháp luật và hơn nữa là phải mở rộng sự tự do cho xã hội dân sự độc lập, phải cho phép mọi tiếng nói phản biện từ nhiều phía đối với các vấn đề chính trị.
Hiện Hữu
(*) Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Leave a Comment