Mức độ hài lòng của đối phương với độ lớn của “củ cà rốt Mỹ” chính là công hiệu của “cây gậy Mỹ”. Có thể nhận diện đây là sự khác biệt lớn nhất giữa tân Tổng thống Trump với nhiều người tiền nhiệm.
Tân Tổng thống Trump đã chia sẻ trên Twitter sau một cuộc họp với ông Masayoshi Son vào ngày 6.12. “Masayoshi nói rằng sẽ không bao giờ làm điều này nếu tôi không đắc cử Tổng thống”. Còn ông Masayoshi Son thì hào hứng: “Chúng tôi đã nói về điều này và tôi muốn nói rằng tôi dùng khoản đầu tư này để chúc mừng Tổng thống đắc cử”.
Ông Jan Dawson, một nhà phân tích của Jackdaw Research LLC cho biết: “Dù ông Trump chưa có quyền khẳng định SoftBank được đầu tư bất kỳ khoản tiền nào tại Hoa Kỳ, nhưng những cam kết của ông Trump cho thấy ông có tầm nhìn tuyệt vời và dường như ông đang chứng tỏ rằng việc tìm kiếm những khoản tiền đầu tư vào nước Mỹ là điều ông quan tâm nhất”.
Nếu biết rằng, nửa đầu năm 2015 đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào nước Mỹ và đạt mức kỷ lục trong nhiều năm, song cũng chỉ đạt con số 200 tỉ USD, điều đó cho thấy khoản đầu tư “chúc mừng Trump” của SoftBank có ý nghĩa lớn như thế nào.
Với hiệu ứng tích cực từ kết quả của cuộc gặp gỡ giữa Trump với đại diện SoftBank, có lẽ triều đại Obama đã chính thức khép lại, dù ông Obama còn ngồi ghế Tổng thống Mỹ hơn 1 tháng nữa. Có chủ quan quá không?
Trump vận dụng nguyên tắc kinh tế hoá chính trị để lấy lại vai trò và vị thế cho nước Mỹ
Cho đến lúc này có thể nhận định rằng, tỷ phú Donald Trump đã quá thành công trong việc vận dụng các nguyên tắc kinh doanh vào hoạt động chính trị. Ông Trump và đội ngũ cố vấn đã xuất sắc biến hoạt động tranh cử thành một phi vụ trong hoạt động kinh tế, chứ không chỉ như một điệp vụ trong hoạt động chính trị đơn thuần.
Với ông Trump là không chấp nhận “được ăn cả ngã về không”, không chịu “mất cả chì lẫn chài” nếu bị rơi rụng trên đường đua. Cuộc đua càng dài thì lợi ích của Trump trong phi vụ kinh tế hoá chính trị càng lớn. Và thành công lớn nhất của phi vụ kinh tế hoá chính trị ấy là chiếc ghế Tổng thống thứ 45 của Họp chủng quốc Hoa Kỳ đã thuộc về ông.
Từ hiệu quả của việc kinh tế hoá chính trị trong quá trình tranh cử tổng thống, có thể nhận diện tân Tổng thống Trump sẽ tiếp tục vận dụng nguyên tắc ấy trong quá trình thực thi quyền lực của mình. Ông Trump chọn lợi ích Mỹ làm trọng tâm cho chiến lược tranh cử cũng như chương trình hành động của mình là phù hợp với mục đích đưa “nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Thực ra, nguyên tắc kinh tế hoá chính trị đã được Washington vận dụng từ lâu và mang lại nhiều chiến thắng cho Mỹ, thông qua hình tượng “cây gậy và củ cà rốt”. Washington đã biến hoá công cụ ấy thành thứ vũ khí cực kỳ lợi hại, mà qua đó giúp cho Mỹ nhanh chóng chiếm lĩnh vũ đài chính trị thế giới.
Với việc có được những chiến thắng dễ dàng “không tốn một đồng xu, không mất một viên đạn”, Washington ngày càng gia tăng tỷ lệ nghịch giữa “củ cà rốt Mỹ” và “cây gậy của Washington” – cây gậy ngày một to, còn củ cà rốt ngày một nhỏ. Trong thế giới đơn cực xoay quanh trục Mỹ, “cây gậy và củ cà rốt” khiến cho sức mạnh Mỹ có thể “đánh đông dẹp bắc”, củng cố vị thế thống soái của mình.
Có thể nhận diện, việc Trump vận dụng nguyên tắc kinh tế hoá chính trị trong thực thi quyền lực chính là hiệu chỉnh lại tỷ lệ giữa “củ cà rốt Mỹ” và “cây gậy của Washington”. Chọn lợi ích Mỹ làm nền tảng trong quan hệ với các đối tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi chính là gia tăng độ lớn cho “củ cà rốt Mỹ” gửi tới đối phương.
Trump chứng minh tính nửa vời của Tổng thống Obama để kết thúc sớm triều đại Obama
Hiệu ứng tích cực từ kết quả của cuộc gặp gỡ giữa Trump với đại diện SoftBank không chỉ là 50 tỉ USD đổ vào thị trường Mỹ và 50.000 việc làm tạo ra trên đất nước Mỹ, mà quan trọng hơn là nó đã chứng minh rằng sức hút từ nước Mỹ rất lớn. Dựa vào lực hút ấy Washington có thể xây dựng các nguyên tắc trong quan hệ đối tác theo hướng có lợi cho nước Mỹ.
Khi kế hoạch của ông Obama bị người Mỹ quay lưng hay từ chối thì đương nhiên bị vô hiệu, không thể làm cầu nối giữa nước Mỹ với đối tác, đồng minh. Sự nửa vời của ông Obama khiến cho nước Mỹ ngày càng mất uy tín, khiến đối tác muốn rời xa, đồng minh hết thân thiện. Điều đó gây thiệt hại rất lớn cho nước Mỹ và chẳng khác gì tặng quà cho đối thủ, đối phương.
Từ sự kiện “50 tỉ USD và 50.000 việc làm”, ông Trump đã chứng minh rằng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là không thực tế vì nó không được xây dựng dựa trên thực tế của nước Mỹ, không xem lợi ích Mỹ là nền tảng. Ông Obama muốn xây dựng những nguyên tắc vàng cho thương mại toàn cầu, nhưng nguyên tắc ấy lại không phải là vàng cho nước Mỹ.
Điều đó khiến cho người Mỹ cảm nhận rằng họ phải đánh đổi lợi ích thực tế lấy lợi ích mơ hồ và đổi thay theo kỳ vọng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho TPP có thể chết yểu ngay tại xứ cờ hoa. Tuy nhiên, hệ luỵ của nó với nước Mỹ thì sẽ kéo dài và ảnh hưởng rất lớn tới nhiều chiến lược quan trọng của nước Mỹ.
Qua việc mang lại lợi ích thiết thực cho nước Mỹ ngay từ khi chưa nắm quyền lực và thực thi quyền lực, tân Tổng thống Trump đã và đang chứng minh sự lệch pha giữa đời sống chính trị Mỹ với đời sống xã hội Mỹ, vốn gây thiệt hại rất lớn cho nước Mỹ. Ông Trump từng chỉ trích ông Obama để cho “kẻ thù” làm lợi từ nước Mỹ và ông thề sẽ lấy lại cho người dân Mỹ.
Tóm lại, tân Tổng thống Donald Trump đang hiệu chỉnh lại những nguyên tắc vốn đã trở thành thương hiệu Mỹ nhưng không thực tế với nước Mỹ hiện tai. Dường như với ông Trump, ông chọn “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” bắt đầu bằng sự thiết thực cho người dân tại xứ cờ hoa.
Leave a Comment