Trong hai ngày 5 và 6 tháng 12 Linh Mục Nguyễn Đình Thục của Giáo Phận Vinh đại diện các nạn nhân của thảm họa Formosa cùng với LM Nguyễn Văn Hùng và các tổ chức Đài Loan đã có buổi gặp gỡ với văn phòng Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan để trình bày về thảm họa do Formosa gây nên đối với đời sống người dân và môi trường Miền Trung. LM. Nguyễn Đình Thục cũng đại diện các tổ chức trao thỉnh nguyện thư do 38 tổ chức Xã Hội Dân Sự và chính trị Việt Nam cùng với các tổ chức Đài Loan và XHDS trong vùng gửi đến Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan yêu cầu can thiệp.
Một số hình ảnh cuộc vận động:
Photo: Nguyen Tien Sy
Nguồn: Fb. Angelina Trang Huỳnh
======
Ngày 5 tháng 12, 2016
Kính gửi Ông Chủ Tịch Su Jia-chyuan
Viện Lập Pháp Trung Hoa Dân Quốc
Đài Bắc, Đài Loan
Thưa Ông Chủ Tịch,
Chúng tôi là những tổ chức xã hội dân sự Đài Loan và Việt Nam, đặc biệt quan tâm tới thảm họa môi trường tại Việt Nam do công ty thép Formosa Hà Tĩnh gây nên.
Vào đầu tháng Tư vừa qua, hàng trăm tấn cá chết đã trôi dạt vào bờ biển miền Trung Việt Nam. Đây là thảm họa môi trường chưa từng thấy đã xẩy ra cho ngư nghiệp Việt Nam. Những nguy hại cho đời sống và thiệt hại về kinh tế còn đang tiếp diễn và cho tới nay vẫn chưa được lượng định đầy đủ.
Sau gần 3 tháng phủ nhận và chối quanh, nhà cầm quyền Hà Nội và công ty Formosa đã công bố một kết quả đã được dàn xếp giữa hai bên vào ngày 30 tháng Sáu. Thỏa thuận bí mật này đã cho thấy sự thiếu minh bạch trong việc giải quyết thảm họa môi trường nêu trên.
Vào ngày 1 tháng Tám, trong chuyến đi tìm hiểu về sự cố môi trường tại Việt Nam, Nghị sĩ Su Chih-fen và phái đoàn của Bà đã bị nhà cầm quyền Việt Nam lưu giữ 9 tiếng tại phi trường Hà Nội và sau đó tiếp tục bị gây trở ngại trên đường tới Hà Tĩnh, là nơi hoạt động của công ty thép Formosa. Là những người quan tâm, chúng tôi rất cảm kích nỗ lực của nữ Nghị sĩ Su và bức xúc khi phái đoàn của Bà lại bị ngăn cản không cho tiếp xúc với dân chúng địa phương để tìm hiểu về tai nạn môi trường tại đây.
Thảm họa môi trường tại Miền Trung Việt Nam là hậu quả của sự yếu kém, thiếu minh bạch, thiếu tôn trọng môi trường và người dân Việt Nam của nhà cầm quyền Hà Nội và công ty Formosa.
Chúng tôi yêu cầu Ông Chủ Tịch Viện Lập Pháp và các Ủy Ban liên hệ của Quốc Hội Đài Loan:
- Yêu cầu công ty Formosa phải công bố kết quả điều tra nội bộ về nguyên nhân xả chất thải độc hại và công ty Formosa phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hậu quả mà họ đã gây ra.
- Dùng áp lực của giới hành pháp Đài Loan để hỗ trợ lời kêu gọi của chúng tôi mở cuộc điều tra khoa học độc lập và thiết lập việc giám sát chất lượng môi trường toàn diện.
- Theo dõi và can thiệp vào tiến trình bồi thường các nạn nhân của thảm họa để đảm bảo đầy đủ tiền bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân này.
- Thúc đẩy công ty Formosa bạch hóa toàn bộ nội dung của các thoả thuận với chính quyền Việt Nam.
- Thúc đẩy chính quyền Đài Loan thêm luật hoặc sửa đổi luật để ngăn ngừa các công ty có vốn đầu tư Đài Loan hoạt động tại nước ngoài không được lợi dụng các quốc gia yếu kém về luật lệ và thực thi bảo vệ môi trường.
Khi tiến hành chính sách Hướng Nam Mới của chính quyền Đài Bắc, những việc làm có trách nhiệm sẽ minh chứng cho người dân Việt Nam và các quốc gia trong vùng thấy rằng Đài Loan là một đối tác có trách nhiệm để góp phần đem lại phát triển và thịnh vượng cho toàn vùng.
Xin chân thành cảm tạ sự quan tâm của Ông Chủ Tịch về vấn đề hệ trọng này.
Đồng ký tên,
財團法人天主教會新竹教區越南外勞配偶辦公室
桃園越南天主教團體
環境法律人協會
台灣人權促進會
人權公約施行監督聯盟
台灣國際醫學聯盟
社團法人台灣蠻野心足生態協會
Defend the Defenders(捍衛人權)
Viet Tan(越新黨)
People’s Intellect(智慧人)
Con Se Parish, Vinh Diocese(天主教榮市教區)
Dong Yen Parish, Vinh Diocese(天主教Dong Yen教區)
Phu Yen Parish, Vinh Diocese(天主教Phu Yen教區)
Song Ngoc Parish, Vinh Diocese(天主教Song Ngoc教區)
Tam Toa Parish, Vinh Diocese(天主教Tam Toa教區)
Hoang Sa FC(黃沙FC)
Brotherhood For Democracy(兄弟民主會)
Bau Bi Tuong Than Assocation(南冬瓜會)
Former Catholic Prisoners (天主教更生人)
Chu Van An Teachers Association(周文安老師協會)
Hội Thánh Tin Lành Lutheran Việt nam-Hoa kỳ, Ms Nguyễn Hoàng Hoa(越南之美國基督教-阮黃花小姐)
Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết, ông Đinh Quang Tuyến(自覺越南民族聯盟)
Viet Labor Movement(越南勞動陣線)
Saigon Paper(西貢報)
Tuổi trẻ lòng nhân ái, ông Thái Văn Dung(青年慈善,蔡文榮先生)
Vì Tương Lai, ông Trần Minh Nhật(為了未來,陳明日先生)
Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, ông Nguyễn Chí Trung(社會民主越南黨,阮志忠先生)
連署團體:
1.Centre for Human Rights and Development, Mongolia(蒙古人權與發展中心)
2.Cambodian League for the Promotion and Defense of Human Rights (LICADHO)(聯團協會與柬埔寨人權保護)
3.League for the Defence of Human Rights in Iran (LDDHI)(伊朗保護人權聯團)
4.Armanshahr Foundation/OPEN ASIA(Armanshahr 組織)
Korean House for International Solidarity (KHIS)(韓國國際團結之家)
台灣國際家庭互助協會
南洋姐妹會
綠色公民行動聯盟
彰化縣環境保護聯盟
台灣圖書室文化協會
台灣生態學會
綠色陣線
政大種子社
樹黨
自從六輕來了電子報
輔大黑水溝社
活力海岸工作協會
北大翻牆社
看守台灣協會
Bài phát biểu của Linh mục Nguyễn Đình Thục giáo phận Vinh, đại diện nạn nhân Formosa, tại quốc hội Đài Loan ngày 5 tháng 12, 2016
Kính thưa ngài chủ tịch,
Chúng tôi, những linh mục của Giáo phận Vinh, chúng tôi đến từ vùng bị thảm họa ô nhiễm môi trường do Công ty Formosa gây ra. Chúng tôi là những người chứng kiến trực tiếp thảm họa ghê gớm mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu đồng thời chúng tôi cũng là những nạn nhân của nhân tai này. Hôm nay chúng tôi có mặt nơi đây để chuyển đến ngài Chủ tịch một số điều liên quan Công ty Formosa của quý quốc.
I – Tường trình sơ lược về thảm họa
1. Diễn biến
Chúng tôi tóm lược diễn tiến thảm họa ô nhiễm môi trường biển Miền Trung Việt Nam do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (một chi nhánh của Tập đoàn Formosa Đài Loan) gây ra – điều mà người dân Việt Nam chúng tôi gọi là “Thảm họa Formosa”.
Sự việc bắt đầu từ ngày 06/4/2016 và kéo dài đến ngày 08/5/2016, hiện tượng hải sản chết hàng loạt khởi đầu từ Vũng Áng (Hà Tĩnh), nơi có khu công nghiệp Formosa, sau đó lan sang Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế,蜉 suốt chiều dài hơn 250 km bờ biển. Tổng cộng có hơn 140 tấn hải sản chết dạt vào bờ, số chết chìm trong biển không thống kê được.蜉 Chủng loại cá chết đa số sống ở tầng đáy và hiện tượng cá chết riêng lẻ vẫn còn kéo dài.
Trước áp lực của dư luận, sau nhiều lần cho rằng Formosa vô can trong vụ cá chết, cuối cùng, ngày 29/6 tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa đã phải thừa nhận Formosa là thủ phạm, cúi đầu xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Người dân Việt Nam không chấp nhận giải pháp đơn giản này, nhiều người đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại và nhiều cuộc biểu tình phản đối Formosa đã diễn ra.
2. Những thiệt hại
Dựa vào thông tin mà báo chí cung cấp và một báo cáo của Chính phủ mà chúng tôi có được, thiệt hại của thảm họa như sau:
– Thiệt hại về tài nguyên môi trường và kinh tế
Số lượng hải sản chết đã dạt vào bờ biển là hơn 140 tấn còn số chết chìm không thể thống kê được. Từ 40 đến 60 % san hô chết, sinh vật phù du, cá tự nhiên chết khoảng 50% làm gián đoạn chuỗi thức ăn và phá vỡ hệ sinh thái.蜉 Thủy sản nuôi ven biển chết thảm hại: “diện tích nuôi tôm chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thành phẩm sắp đến kỳ thu hoạch. Có 16.313 lồng nuôi cá bị chết tương đương 140 tấn cá, 6,7 ha diện tích nuôi ngao chết tương đương 67 tấn và trên 10 ha cua nuôi bị chết.
– Thống kê về thất nghiệp và thu nhập
Thất nghiệp hoặc giảm thu nhập đang đảo lộn cuộc sống của rất nhiều người, đẩy cả một thế hệ trẻ em vào một tương lai bất định.
+ Tổng cộng 263.000 lao động đang bị ảnh hưởng, trong đó 100.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp.
+ Thất nghiệp: Khoảng 14% lao động bị mất việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng: Thừa Thiên Huế: 10,1%, tăng 1,6 lần; Quảng Trị: 13,2%, tăng 2,8 lần; Quảng Bình: 28,6%, tăng 7,9 lần; Hà Tĩnh: 16,4%, tăng 15,7 lần.
Các công việc chính liên quan đến biển bao gồm: Đánh bắt, buôn bán, nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, du lịch… tất cả đều đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là những người đánh bắt thủy sản đã giảm gần 25.000 người, trong đó tại Hà Tĩnh, con số này giảm đến gần 74% so với trước khi xảy ra thảm họa Formosa. Số người hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, du lịch, khách sạn đã giảm tổng cộng 33%. Trong đó Hà Tĩnh giảm 54% và Quảng Bình giảm 52%.
+ Thu nhập, Quảng Bình là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất khi có tới 83,2% người dân bị giảm thu nhập so với trước thời điểm xảy ra thảm họa.
Những con số trên dựa theo công bố mới đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhưng chúng tôi cho rằng, thực tế còn phủ phàng hơn.
3. Hoang mang lo sợ của người dân
Muối, thủy sản là thực phẩm chính yếu và truyền thống của người dân. Từ khi thảm họa xảy ra, người dân không dám dùng những loại thực phẩm này vì không biết những chất độc đã giết cá sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Đến thời điểm hiện tại, đã hơn 8 tháng kể từ ngày cá chết, chúng tôi vẫn sống trong âu lo, không biết có nên ăn cá, muối, nước mắm và các loại thực phẩm biển hay không? Ăn vào liệu những điều khủng khiếp nào sẽ xảy đến với chúng tôi, với con cháu chúng tôi? Tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu nữa?
Điều căm phẫn là từ khi gây thảm họa đến nay, Formosa chưa một lần công bố cho công luận biết họ đã thải những chất gì vào biển, số lượng bao nhiêu, thải trong thời gian nào!
Điều đáng sợ hơn nữa là một số báo chí trong nước đưa tin nhiều mẫu cá lấy ở Hà Tĩnh bị nhiễm cyanua, phenol và đặc biệt là kim loại nặng cadimi, chì, sắt và crom.蜉 Bằng sự cố gắng và qua nhiều con đường khác nhau, chúng tôi cũng đã thu thập được một số bản giám định mẫu cá chết giạt bờ ở thôn Xuân Hòa, Quảng Trạch, Quảng Bình do cơ quan Nhà nước tiến hành và đã xác nhận là chúng có hàm lượng độc tố cadimi và thủy ngân vượt mức cho phép.
Về bệnh tật, mặc dù chưa được chính thức công nhận, nhưng thông tin trên các mạng xã hội ghi nhận ít nhất đã có ba trường hợp tử vong sau khi ăn cá biển. Một thợ lặn làm việc cho Formosa cũng đã chết sau khi có các triệu chứng nhiễm độc. Những thợ lặn khác cũng có các triệu chứng tương tự.
Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn để lấy kết quả xét nghiệm liên quan đến kim loại nặng trong cơ thể của mình với những lý do khó hiểu. Hiện tại chúng tôi chỉ có một kết quả của một bệnh nhân cho thấy hàm lượng thủy ngân và chì trong máu vượt quá mức cho phép, trong đó thủy ngân vượt gần gấp 3 lần.
Theo bản điều tra (chưa công bố) từ tháng 7 của Chính phủ Việt Nam蜉 “đã có một nguồn thải lớn từ khu vực Vũng Áng (Hà Tĩnh) có chứa các hạt keo sắt dưới dạng mixel hấp phụ các độc tố như phenol, xyanua, kim loại nặng, hydrocacbon thơm đa vòng… (là chất thải của quá trình luyện cốc) di chuyển theo dòng hải lưu đã gây nên cá chết hàng loạt.
Điều mà người ta đang cố tình né tránh ở đây là độc tố kim loại nặng. Người dân Việt Nam chúng tôi đòi hỏi phải công bố rõ ràng kim loại nặng trong nguồn gây ô nhiễm đó là những loại nào. Tác động của nó ra sao đối với môi trường và sức khỏe con người. Tồn dư của nó trong trầm tích đáy biển và sự ảnh hưởng lâu dài của nó đến nhiều thế hệ người Việt Nam mai sau ra sao. Chúng tôi đã nghe nói đến thảm họa Minamata ở Nhật Bản và chúng tôi lo sợ rằng trong những thập kỷ tới, người dân Việt Nam chúng tôi cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Nhiều ý kiến cho rằng, điều đáng sợ nhất của người dân bốn tỉnh Miền Trung Việt Nam bây giờ không phải là thất nghiệp hay đói kém trước mắt mà là sự hoang mang lo lắng bởi sự mập mờ, thiếu thông tin về thảm họa. Đòi hỏi chính yếu của người dân Miền Trung hiện nay không phải là các khoản tiền bồi thường thiệt hại mà là đòi hỏi phải được nhìn thấy tương lai cho chính họ và con cháu của họ. Có người phát biểu họ không muốn nhận tiền bồi thường, họ chỉ muốn biển sạch và Formosa đi khỏi Việt Nam! Chúng tôi đồng quan điểm này và cho rằng số rất đông người cũng có cùng quan điểm với chúng tôi.
II. Đề nghị
Chúng tôi đưa ra các đề nghị sau, mong ngài Chủ tịch và chính giới của quý quốc quan tâm xem xét:
– Buộc Formosa công khai những chất độc đã thải ra biển, đó là những chất nào? Số lượng bao nhiêu? Thải trong thời gian nào? Đánh giá tác động đến môi trường và sức khỏe con người của những loại chất thải này, thời gian bao nhiêu?
– Giải pháp và kế hoạch cụ thể để làm sạch môi trường, bồi thường thiệt hại một cách tương xứng cho nạn nhân, giải quyết công ăn việc làm cho họ trong thời gian xử lý ô nhiễm. Tổ chức xét nghiệm hàm lượng kim loại nặng trong cơ thể cho người dân vùng bị thảm họa.
– Đưa ra công luận dự án thay đổi công nghệ xử lý chất thải để bảo đảm trong sạch môi trường, có cơ chế dễ dàng để người dân hoặc các tổ chức xã hội dân sự đại diện có thể dễ dàng giám sát việc xả thải của Formosa. Nếu không đảm bảo được điều này, yêu cầu đóng cửa Formosa.
III. Thông điệp
Đã từ lâu chúng tôi nhìn Đài Loan như một đảo quốc của những con người đam mê tự do và nhân quyền. Hình ảnh những con người, bất chấp nguy hiểm, ly khai khỏi Trung Hoa đại lục để tạo lập một nơi bình yên và đáng sống làm chúng tôi liên tưởng đến những công dân Anh Quốc vào thế kỷ 18 dám từ bỏ Âu Châu để lập nên nước Mỹ tự do và hùng mạnh.
Chúng tôi cũng đã biết đến chính sách Hướng Nam và Hướng Nam Mới mà Chính phủ Đài Loan đã dày công xây dựng mấy thập niên gần đây. Chúng tôi cũng trông chờ chính sách đó góp phần mang lại tiến bộ và cải tiến nền kinh tế cũng như độc lập vững mạnh cho dân tộc chúng tôi. Nhưng chính Formosa đã làm cho chúng tôi nghĩ về một Đài Loan khác!
Chắc quý vị cũng đã biết lịch sử Việt Nam có một truyền thống lâu dài không mấy tốt đẹp với chủ nghĩa Đại Hán của người Phương Bắc. Trong 16 cuộc chiến tranh lớn chống ngoại xâm thì đã có 14 cuộc chiến chống người Phương Bắc. Hơn nữa, trong thời điểm hiện nay, việc Trung Quốc muốn bá chủ Biển Đông, hàng hòa kém chất lượng và chứa nhiều hóa chất độc hại từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam càng làm cho cảm thức của dân Việt Nam, vốn đã không mấy tốt đẹp về Trung Quốc, lại càng trở nên tồi tệ.
Nhắc tới những điều này chúng tôi không muốn khơi dậy chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay làm ảnh hưởng mối quan hệ của quý đảo quốc với Trung Hoa đại lục, nhưng điều chúng tôi muốn nói ở đây là: Formosa với cách làm ăn thiếu minh bạch, vô trách nhiệm, không tôn trọng môi trường sống của người Việt Nam đã làm cho người dân đồng hóa Formosa với Trung Quốc và kéo theo một hình ảnh xấu trong tâm thức người Việt về Đài Loan!
Chúng tôi xin dẫn chứng: Vào trung tuần tháng 5/2014, khi Trung Quốc kéo dàn khoan HD981 vào thềm lục địa của Việt Nam gây nên một làn sóng chống đối mạnh mẽ. Khi đó hàng ngàn người đã xông vào đập phá nhà máy Formosa cũng như gây thương tích cho nhiều công nhân trong đó. Tại sao như vậy? Tại vì quá trình đầu tư vào Vũng Áng của Formosa đã để lại nhiều tai tiếng xấu, vì thế họ chống Trung Quốc nhưng lại tấn công vào Formosa. Họ đồng hóa Formosa với Trung Quốc!
Trong hiện tại, với thảm họa Formosa, tình hình lại càng tồi tệ hơn. Việc biểu tình ở Việt Nam là điều hiếm thấy vì những áp lực, bắt bớ và cấm đoán từ phía chính quyền nhưng thời gian qua đã có nhiều cuộc biểu tình trên khắp Việt Nam, đặc biệt là cuộc biểu tình lớn của hơn 10.000 người trước cổng Formosa ngày 02/10 đã cho thấy điều đó.
Chúng tôi mong quý vị hãy đứng vào vị trí của người dân Miền Trung để hiểu họ: Con đường mưu sinh của họ đang bị chặn mất, tương lai của họ đang bị đe dọa, nòi giống của họ đang bị đầu độc, con cái của họ đang phải đối đầu với một viễn ảnh mờ mịt… Ngài Chủ tịch cũng như quý vị hãy tưởng tượng: Quý vị sẽ đối xử thế nào với một kẻ mà ngày ngày bỏ chất độc vào bát cơm của đứa con thân yêu của quý vị?
Formosa đang làm chậm lại, thậm chí làm mất tác dụng chính sách Nam Tiến Mới của chính phủ Đài Loan và tệ hại hơn, làm hình ảnh những người Đài Loan tự do ngày càng mờ nhạt thậm chí chuyển sang tiêu cực trong suy nghĩ của người Việt Nam chúng tôi. Chúng tôi chắc rằng quý vị sẽ không thích điều đó!
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã lắng nghe!
Ảnh: LM Nguyễn Đình Thục từ GP Vinh, LM Nguyễn Văn Hùng đại diện Văn Phòng trợ giúp công nhân cô dâu Việt Nam Đài Loan. Nguồn: Nguyen Tien Sy
Leave a Comment