Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (Bài 4)

Nguyễn Vũ Bình - RFA

- Quảng Cáo -

Bài 4: Lựa chọn và xây dựng định chế dân chủ cốt lõi

Trong quá trình suy tư viết cuốn sách Dân Chủ, cùng với suy nghĩ về việc sẽ xây dựng thể chế dân chủ cho Việt Nam như thế nào, trong đầu tôi luôn có một thắc mắc. Đó là, tại sao trên thế giới có khoảng 150 quốc gia có thể chế dân chủ tương đối giống nhau, nhưng chỉ có khoảng 30 quốc gia, người dân được thực sự tự do, còn lại trên dưới 120 nước kia, chỉ có dân chủ trong tuyển cử? Điều gì đã tạo ra 30 quốc gia có tự do dân chủ và điều gì ngăn cản 120 quốc gia kia người dân chưa thực sự tự do? Tại sao nền dân chủ Hoa Kỳ lại được ngưỡng mộ trên toàn thế giới? Liệu có một thể chế dân chủ nào, phương thức tổ chức xã hội nào có thể bảo đảm thành công cho tất cả các quốc gia hay không?

lua-chon-2Nếu ai đó từng quan tâm và nghiên cứu các bài viết của tôi, thì những câu hỏi nêu trên đã được tôi trả lời đầy đủ, trong hai bài viết vào đầu năm 2014, đó là các bài: Những thách thức trong việc xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam, và bài, Nắm tay nhau xây dựng nền dân chủ, giấc mộng Việt Nam (http://anhtruong01.blogspot.com/2014/04/nhung-thach-thuc-trong-viec-xay-dung.html). Điều tôi buồn và khá lo lắng là, có rất ít người quan tâm đến việc xây dựng thể chế dân chủ mà đặt ra những câu hỏi nêu trên. Như vậy, họ sẽ mặc định cách thức xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới là tối ưu, và chỉ việc áp dụng. Là người mất nhiều công sức suy tư về chủ đề này, cá nhân tôi mong muốn có sự trao đổi, thảo luận, tranh luận và phản biện về những vấn đề tôi đưa ra trong cuốn Dân Chủ và các bài viết. Hi vọng về các quan điểm, nội dung của tôi đưa ra được áp dụng xây dựng thể chế dân chủ cho Việt Nam là rất mong manh. Nhưng trước khi đi vào trình bày lại, một cách hệ thống và ngắn gọn, tôi có một mong muốn gửi gắm cho những người có trách nhiệm xây dựng thể chế dân chủ cho Việt Nam (nếu tôi không có điều kiện tham gia được). Dù bất cứ ai, thiết kế và xây dựng thể chế dân chủ cho việt Nam, hãy đề nghị họ giải thích câu hỏi đầu tiên trong bài viết này: tại sao trên thế giới có khoảng 150 quốc gia có thể chế dân chủ tương đối giống nhau, nhưng chỉ có khoảng 30 quốc gia có được nền dân chủ tự do, còn lại 120 quốc gia, chỉ có dân chủ trong tuyển cử?

Những vấn đề tôi đã trình bày xung quanh chủ đề xây dựng thể chế dân chủ, tôi xin không được trình bày lại. Đề nghị hãy đọc cuốn sách Dân Chủ và hai bài viết nêu trên. Ở đây, tôi đi vào trình bày ngay lý do các quốc gia có thể chế dân chủ mà người dân chưa thực sự được tự do, theo một cách tiếp cận khác, hay cách nói khác, với cùng một nội dung. Có ba lý do, hay ba yếu tố quan trọng nhất để xây dựng thành công một thể chế dân chủ cho bất cứ quốc gia nào.

     1/ Xác định và xây dựng định chế dân chủ cốt lõi

- Quảng Cáo -

quy-che-dan-chuNhư chúng ta biết, một thể chế dân chủ mà các quốc gia xây dựng thường có nhiều định chế dân chủ: hiến pháp dân chủ; tam quyền phân lập; đa nguyên đa đảng; bầu cử và ứng cử tự do; tản quyền và cơ chế liên bang; tự do ngôn luận, tự do báo chí…vv. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia xây dựng thể chế dân chủ chỉ biết vận dụng bằng cách xây dựng đầy đủ các định chế đó. Tất cả đều không đặt được vấn đề, trong số tất cả các định chế nêu trên, thì đâu là định chế dân chủ cốt lõi, cần được đặt vào vị trí trung tâm và xây dựng xung quanh định chế đó. Sự khác biệt trong cuốn sách Dân Chủ, trong các bài viết và quan điểm của cá nhân tôi chính là điểm này. Tôi đã xác định được, dựa trên nghiên cứu thể chế dân chủ của Hoa Kỳ, định chế dân chủ cốt lõi, đó là cơ chế bảo đảm tự do của con người, đó là tòa án nhân quyền bảo đảm mỗi cá nhân có thể tự mình bảo vệ các quyền con người của mình. Chỉ cần tập trung suy nghĩ vào các khái niệm tự do, quyền con người chúng ta có thể chấp nhận ngay cách đặt vấn đề này. Tự do của con người là khái niệm trung tâm, nhưng chưa được định nghĩa đầy đủ theo hướng để xây dựng định chế dân chủ, đã được cuốn sách Dân Chủ định nghĩa như sau: tự do của con người là các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi một cá nhân. Từ định nghĩa này dẫn tới định chế tòa án nhân quyền là một vấn đề lo-gic đơn giản. Đây là định chế dân chủ cốt lõi mà bất kỳ thể chế dân chủ nào, nền dân chủ nào cũng cần quan tâm và xây dựng ngay lập tức.

     2/ Trang bị kiến thức cho người dân về vấn đề tự do, dân chủ

kien-thuc-dan-chuKhi đã xác định được cơ chế để người dân tự bảo vệ các quyền con người của mình, thì vấn đề nhận thức, kiến thức của người dân về các quyền con người của mình, về vấn đề tự do, dân chủ, cách thức tham gia xây dựng thể chế dân chủ, cách thức bảo vệ các quyền con người của mình là vấn đề sống còn. Người dân chỉ có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình khi họ hiểu rõ các quyền đó, và cách thức bảo vệ các quyền đó thông qua tòa án nhân quyền. Không những vậy, khi có nhận thức và kiến thức về tự do, dân chủ nhân quyền người dân còn tham gia vào việc xây dựng thể chế dân chủ, xây dựng luật pháp. Chúng ta cần đơn giản hóa các kiến thức về các quyền con người, về tự do, dân chủ để trang bị cho người dân. Về lâu dài, các kiến thức này cần được phổ biến tới các cấp học từ tiểu học tới trung học và đến đại học. Làm sao phải đạt được yêu cầu, người dân thuộc, nhớ được các quyền con người của mình như nhớ những bảng cửu chương trong toán học.

     3/ Cơ chế tản quyền và vấn đề dân chủ cơ sở

dan-chu-nguyen-lyĐây là hai vấn đề quan trọng, không thể bỏ qua trong xây dựng thể chế dân chủ. Cơ chế tản quyền, xây dựng nhà nước liên bang là yêu cầu bắt buộc nhằm giảm thiểu sức ép lên trung ương đồng thời phát huy được hết các ưu điểm của từng vùng, miền có các đặc trưng, đặc thù khác nhau. Vấn đề xây dựng thể chế dân chủ cơ sở quan trọng bậc nhất khi đơn vị cơ sở chính là nơi con người thể hiện mọi sự tự do, cũng như việc tham gia xây dựng thể chế đó. Xu hướng chung của thế giới là hợp tác và hòa hợp, đồng nghĩa với việc vai trò của chính quyền trung ương không còn mạnh và chi phối mọi mặt nữa, càng thúc đẩy việc xây dựng thể chế dân chủ cơ sở lên tầm quan trọng đặc biệt. Chúng ta cần đặt việc xây dựng thể chế dân chủ cơ sở làm trung tâm, và các đơn vị khác xoay quanh và phục vụ đơn vị dân chủ cơ sở này.

Trên đây là ba vấn đề quan trọng, trong việc xây dựng thể chế dân chủ. Chúng ta cần hiểu rằng, ba vấn đề này là trung tâm, trọng tâm, cùng với việc xây dựng đầy đủ các định chế dân chủ khác mà các quốc gia đã và đang có. Các định chế khác cần được xây dựng xoay quanh và phục vụ định chế dân chủ cốt lõi (tòa án nhân quyền) và định chế dân chủ được chú trọng đặc biệt (tản quyền và dân chủ cơ sở). Cùng một cơ hội để xây dựng thể chế dân chủ, hy vọng nhân dân và đất nước chúng ta lựa chọn và xây dựng được một thể chế dân chủ bảo đảm cao nhất tự do của con người, và bài viết này là một cách tiếp cận để tham khảo./.

Hà Nội, ngày 20/11/2016   

N.V.B

Bài 3, cùng tác giả: Những việc cần làm khi chế độ sụp đổ

Bài 2, cùng tác giả: Những kịch bản thay đổi – sụp đổ có thể xảy ra

Bài 1, cùng tác giả: Tại sao nói chế độ sẽ sụp đổ trong tương lai gần?

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here