Quảng Cáo

Phận bọt bèo… của các nữ giáo viên bị buộc tiếp rượu quan khách *)

Ảnh: FB Luân Lê (Luật Sư Lê Luân)

Quảng Cáo

Bao nhiêu thế hệ rút kinh nghiệm nữa để có thể lớn lên thành người với những điều đúng đắn?

Cái giá của sự chấp nhận bất công, là tiếp tục không chỉ để cho bất công ấy mà còn nhiều những bất công khác chà đạp lên bạn, rồi con cháu bạn, mà hơn thế, mọi lỗi lầm, bạn dù là một nạn nhân, còn phải hoàn toàn gánh nhận lấy cùng với hậu quả của chúng.

– LS Lê Luân

Bộ trưởng Bộ giáo dục mà còn “đổ lỗi cho nạn nhân”, nơi mà họ, những giáo viên, mà nhất là phận nữ trong xã hội nặng nề Nho giáo này, gần như không có quyền phản kháng, hoặc nếu có, chắc hẳn công việc của họ sẽ bị đe doạ.

Giáo dục mà còn là công cụ và phương tiện của chính trị, nó sẽ biến những con người truyền giảng và cả thụ hưởng nền giáo dục ấy trở thành những con rô bốt, hoặc được nhồi nhét mà cúi đầu chấp nhận những thứ sai trái như là một lẽ sống hiển nhiên.

Bộ trưởng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc Hội sáng 14/11/2016 về vụ các cô giáo bị điều động tiếp rượu quan khách. Ảnh: Đ.BÌNH/Tuổi Trẻ

Tôi đã từng viết Thư ngỏ và chương trình 4 điểm vào tháng 04.2016 gửi tới ông với tất cả mong mỏi cùng tâm huyết cho giáo dục khi hay tin ông mới đắc cử Bộ trưởng bộ quốc sách này, với việc thẳng thắn chỉ ra rằng, cần triệt để loại bỏ yếu tố chính trị ra khỏi giáo dục, đây là điều quan trọng nhất, vì nó là thứ xiềng gông trói buộc con người vào những tư tưởng và mệnh lệnh mang tính mục đích cai trị của quyền lực chứ không phải để đào tạo con người.

Thứ hai, là loại bỏ ngay việc chạy chọt công chức, biên chế giáo viên, vì đó chính là hành vi mua bán, chà đạp lên tri thức và cả giá trị nhân cách của con người, nó biến con người trở thành công cụ của lợi ích và từ đó dẫn đến cam chịu và chấp nhận làm những điều sai trái, phi lý và cả vi phạm không chỉ đạo đức mà còn luật pháp nữa.

Nhưng có lẽ, chúng ta không thể hy vọng vào sự thay đổi lớn lao bằng việc chờ đợi thay thế một vài cái cúc áo của chiếc áo đã rách nát, mà phải may vá lại cho thân thể ấy một manh áo mới để làm lại từ đầu, mới mong có thể ngẩng đầu làm người.

Cái giá của sự chấp nhận bất công, là tiếp tục không chỉ để cho bất công ấy mà còn nhiều những bất công khác chà đạp lên bạn, rồi con cháu bạn, mà hơn thế, mọi lỗi lầm, bạn dù là một nạn nhân, còn phải hoàn toàn gánh nhận lấy cùng với hậu quả của chúng.

Hai sự sỉ nhục, hai lần phản bội và gấp đôi cái giá phải trả đối với sự thật, dành cho nạn nhân.

LS Lê Luân

*) Tựa do CTM Media chọn.

Chân Trời Mới Media xin trích đăng mẩu phỏng vấn của các phóng viên và câu trả lời của ông Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ (Bộ GD-ĐT) về vụ mới đây một số giáo viên Thị Xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị ép buộc tiếp rượu cho khách:

Phóng viên: Những giáo viên này rất khó “cãi lệnh” lãnh đạo địa phương, nếu không thực hiện lệnh điều động có thể gặp nhiều rắc rối, phiền phức. Trước vấn đề này, Bộ GD-ĐT đã có những quy định, quy chế như thế nào để hạn chế những việc làm phản cảm, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà giáo?

Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT: Luật Giáo dục có hẳn một chương nói về giáo viên, tất cả mọi người đều phải chấp hành về phẩm chất nhà giáo. Trên cơ sở đó có hướng dẫn năm học, chỉ thị các thầy cô phải giữ nguyên tắc phẩm chất.

Các thầy cô phải tự xem xét lại chính mình, khi thấy không đúng thì phải đề nghị, kiến nghị. Còn lãnh đạo địa phương cứ ép thì mình phải kiến nghị lên, chứ thực hiện là vi phạm.

Khi đã giữ nguyên tắc phẩm chất mà vẫn bị lôi kéo, ép buộc thì trước hết phải hỏi trách nhiệm của thầy cô đã, xong mới tính đến người ép buộc. Tôi đề nghị nghiêm túc từ trong ngành, từng thầy cô một phải nghiêm túc đã.

Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20161114/bo-truong-gddt-len-tieng-vu-giao-vien-bi-buoc-tiep-ruou/1218949.html

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux