Hội nghị Toàn thể Trung ương 6 của ĐCSTQ đã bế mạc, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên được nhắc đến như là ‘hạt nhân’ của ĐCSTQ. Giới phân tích bên ngoài cho rằng, quyền lực của Tập Cận Bình càng lớn, có thể tiếp tục nhiệm kỳ hơn 10 năm nữa, thậm chí trở thành tổng thống.
Báo cáo ngày 28/10 của thông tấn xã Đài Loan đã dẫn thuật lại bài bình luận của ông Chương Lập Phàm – nhân sĩ bình luận thời sự chính trị Bắc Kinh, rằng “lãnh đạo hạt nhân” Tập Cận Bình đã xác nhận củng cố quyền phát ngôn trong bố cục nhân sự cao tầng tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 19 vào năm 2017. Ông dự đoán, thời gian nhậm chức của Tập Cận Bình có thể sẽ kéo dài thêm.
Theo báo cáo, ông Hồ Tinh Đẩu – Giáo sư kinh tế học của trường đại học Khoa học Kỹ thuật Bắc Kinh cho rằng, tương lai Trung Quốc có thể sẽ chuyển sang chế độ tổng thống, quyền lực cá nhân của Tập Cận Bình sẽ càng lớn mạnh.
Theo cách nói từ phía chính quyền, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân chính là lãnh đạo hạt nhân 3 đời của ĐCSTQ, nhưng Hồ Cẩm Đào không được trao tặng địa vị “hạt nhân” này. Cách nói này đến thời Tập Cận Bình nắm quyền lại xuất hiện trở lại.
Trang Apple Daily của Hồng Kông ngày 28/10 đã dẫn thuật lại phân tích của ông Lâm Hòa Lập, chuyên gia các vấn đề Trung Quốc, cho rằng điểm quan trọng nhất trong Hội nghị Toàn thể Trung ương 6 là đã thông qua xác lập địa vị hạt nhân của ông Tập Cận Bình trong đảng. Điều này có nghĩa rằng quyền lực của ông Tập đã đến mức chí cao vô thượng, đồng thời cũng chứng tỏ ông Tập Cận Bình sẽ không còn bị hạn chế thời gian nhậm chức, đặt nền móng cho “chế độ chung thân” trong nhiệm kỳ của ông Tập.
Ông Lâm Hòa Lập trong một báo cáo khác lại chỉ ra, ngoài xác lập địa vị “hạt nhân” để ông Tập Cận Bình tiếp tục thống lĩnh ĐCSTQ, mà từ sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 cho đến nay, cơ quan ngôn luận phía chính phủ Trung Quốc ngày càng ít sử dụng “người lãnh đạo đời thứ 5″ để hình dung Tập Cận Bình, cũng đã phản ánh tham vọng muốn mưu cầu “chấp chính cả đời” của ông Tập Cận Bình, bởi vì đến đời của ông, sẽ không còn “một đời sau” nào nữa.
Vấn đề liên quan đến chế độ tổng thống cũng đã dấy lên rất nhiều tranh luận. Ông La Vũ, con trai của cố đại tướng La Thụy Khanh, đã từng cho rằng Tập Cận Bình trong tương lai có thể sẽ có hành động “lật nhào”, ví như tuyển chọn tổng thống.
Ông Hạ Vệ Phương – Giáo sự luật học của trường đại học Bắc Kinh, ngày 30/7 khi diễn giảng ở Đài Loan cũng chứng thực, Trung Quốc có người đề nghị chuyển đổi sang “chế độ tổng thống”, sau khi ông Tập Cận Bình đảm nhiệm hai khóa Tổng Bí thư sẽ sửa đổi hiến pháp, lại đảm nhiệm 5 năm tổng thống khóa đầu tiên.
Ông Ngô Tộ Lai, học giả về các vấn đề Trung Quốc hiện đang sống ở Mỹ cho rằng, ông Tập Cận Bình có thể cân nhắc sau khi đảm nhiệm một hai nhiệm kỳ Tổng Bí thư, chuyển sang đảm nhiệm Ủy viên trưởng của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, đồng thời chuyển quyền lực quân đội sang Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Từ đó khiến cho quân đội và quốc gia “đều thuộc về Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc”.
Đây là một phương thức đặc thù để đưa chính trị Trung Quốc vượt qua một cách bình ổn, hợp pháp và có thể thực thi, khiến cho Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vứt bỏ Đảng Cộng sản trên danh nghĩa.
Leave a Comment