Người cầm bút hay cụ thể là nhà văn, nhà báo. Ở đây nhà báo có trách nhiệm phản ảnh thời đại bằng ngòi bút của mình, cập nhật liên tục các nguồn tin đáng tin cậy từ trong và ngoài nước. Nhà văn lại ở thế thụ động hơn, song cũng là vì công việc mang tính hướng nội thuyên về cảm xúc, nhà văn không thể cập nhật cùng thời đại nhưng có nhiệm vụ phản ảnh xã hội đương thời của mình, sâu xa hơn người này còn dự cảm cho cả tương lai, giống như sau vụ anh nông dân giữ đất bị ”bần cùng hoá” mới đây tại Đak Nông, người ta mới ngỡ ngàng tại sao XHCN lại tha hóa con người ta không khác gì nhân vật Chí Phéo của Nam Cao như thế?
Nhà xuất bản và các tòa soạn, gọi chung bằng truyền thông giấy, là những người chịu trách nhiệm khâu chọn lọc ấn phẩm, nhân bản chúng ra với đại đa số công chúng. Chính công chúng sẽ nuôi sống họ, tán dương hay chê bai tác phẩm đó.
Trên hết nhà văn hay nhà báo cần trung lập đặc biệt khi đề cập đến những chủ đề ngoài tình yêu đôi lứa, gia đình cá nhân.
Thực trang đáng buồn
Dĩ nhiên con người ở đâu cũng vậy, luôn thích những cái gì đó nóng hổi giật gân. Ở một nước được đánh giá là có nền tảng tự do ngôn luận tệ thứ 3 thì nhà xuất bản luôn bị kiểm duyệt; trách nhiệm này khiến họ khó lòng đưa thông tin nóng sốt, nếu không muốn nói là chán ngắt và đều như nhau, nhà báo vì vậy cũng thiếu đam mê khi tác nghiệp, nhà văn thiếu nhiệt huyết sáng tác.
Tháng vừa qua báo Tuổi Trẻ bị xóa không dưới 100 bài, trong đó có một bài cập nhật cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Formosa của 20.000 giáo dân Hà Tĩnh, một chủ đề mà nếu có in báo hay xuất bản online đều sẽ thu hút được rất nhiều đọc giả.
Còn về nhà văn thì đủ kiểu; có những người đủ tài năng nhưng vì chán ghét thực tại xã hội nên chỉ quay quắt viết về những khung trời xa xôi và tình yêu thơ mộng như Dương Thụy việc lồng ghép góc nhìn hầu như rất hạn chế. Do bất mãn giới cầm quyền mà từ biệt quê hương như sử gia Trần Trọng Kim với tác phầm ”Việt Nam Sử Lược”…
Đó là nói về những người cầm bút có tâm
Không phải tự nhiên mà người dân thêm vào từ điển xã hội từ ”đĩ bút”, từ khi đất nước mở cửa họ có nhiều tiền bạc hơn và bắt đầu chú ý đến truyền thông, lúc trước với họ chỉ có định nghĩa ”tuyên truyền”. Văn hóa xuất bản từ đây bị thao túng, nhà văn nhà báo không làm ”truyền thông” nữa mà chuyển qua ”tuyên truyền.”
Báo Thanh Niên vừa qua lộ chuyện bị lợi ích nhóm thao túng, khi đăng bài biện hộ cho các sản phẩm nước nắm chứa hàm lượng chất gây ung thư aspen.
Kinh khủng hơn có những người mượn danh nhà văn, nhà tri thức, mà chẳng xuất bản được cuốn sách nào, toàn lên FB dạy khôn người khác. Năm vừa qua có 6 NXB thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch gồm: Thế giới, Văn hóa dân tộc, Văn hóa thông tin, Âm nhạc, Văn học, Thể dục thể thao giảm sút nghiêm trọng. Đến tháng 6/2016, vì hoạt động không hiệu quả, tổng số vốn nhà nước giao cho các đơn vị này là 39,1 tỷ đồng nhưng giá trị thực tế chỉ còn 21 tỷ đồng. Vâng bạn không nghe lầm! Họ thuộc Bộ nên việc thua lỗ kêu vậy thôi chứ tiền thuế của dân họ làm sao chết được, sát nhập và lây lất sống thì may ra.
Sự khắc nghiệt của thị trường sách dẫn đến sự đào thải là tất yếu. Hiện nay các công ty truyền thông và văn hóa đang chi phối toàn bộ thị trường sách. Các công ty sách như Alpha Books, Thaiha Books, Đông A Books, Nhã Nam v.v… Đầu tư cho mỗi đầu sách rất công phu từ khâu chọn mua bản quyền đến việc in ấn, thiết kế bìa, lên kế hoạch truyền thông, tiếp thị…
Vì thế các đầu sách của họ khi ra đời đều tạo được dấu ấn trên thị trường và đều bán được rất tốt. -Trong khi đó, các NXB thì hết sức khó khăn, và lúc nào cũng thấy khó khăn về mặt tài chính. Có lẽ do các NXB chưa có tính chuyên nghiệp, không tiếp cận được với xu thế, không đáp ứng yêu cầu của thị trường, yêu cầu của độc giả.- Nhưng cũng vì thế mà họ bị đánh thuế bù lỗ cho doanh nghiệp nhà nước và bị kiểm duyệt gắt gao. Đơn cử có tác phẩm gây sốt khắp các hàng sách ”Madame Nhu — Quyền lực bà rồng” đã bị cắt bỏ rất nhiều chi tiết lịch sử, xã hội có giá trị và thậm chí gây sốc đối với cả đọc giả ngày nay, so với bản gốc tiếng Anh.
Đó là vì sao tôi đã viết ở trên khi đề cập đến các vấn đề chính trị—xã hội, người cầm bút, giới quản lí phát hành nên giữ tính trung lập khách quan, suy xét nhiều cho tri thức hơn là lợi ích nhóm.
Thôi thì nói đi cũng phải nói lại, sau đây là sự thao túng của truyền thông nước Mỹ:
Nói đúng hơn là truyền thông cánh tả ở Mỹ, dẫn đầu là BBC và CNN, sau ba vòng tranh luận tổng thống vừa qua, họ liên tục làm giả kết quả khảo sát nghiêng về phía bà Hillary — một thủ phạm đang bị FBI điều tra, khi bà ấy thậm chí không thể thu hút quá 2,000 người tham dự buổi vận động khắp nước Mỹ và livestream chưa bao giờ vượt quá 39,000 lượt xem. Đối thủ của bà Donald Trump lại dễ dàng lắp đầy một sân vận động 20,000 chỗ vốn chỉ dành cho tour diễn của các sao Hollywood, lượt xem livestream của ông ta khiêm tốn lắm cũng 57,000 mỗi buổi.
Mọi câu nói của Trump đều bị suy diễn và phân tích thiên lệch, một câu chuyện phiếm cách đây 10 năm giữa đàn ông với nhau cũng có thể bị coi là một sự xúc phạm.
Sự ngu ngốc, nói không ngoa, hình như là bản chất của truyền thông cánh tả, chính họ vào những thập niên 60s 70s đã khơi dậy phong trào phản chiến Việt Nam, dù nó chiếm chưa tới 10% (theo sách Cẩm Nang Chiến Tranh Việt Nam) dân số Mỹ, nhưng chắc chắn sẽ là những đọc giả khá trung thành .Tổng Thống Đệ nhất VNCH, Ngô Đình Diệm đã tiên đoán rằng : ”Nếu một ngày nào đó VNCH mất thì đó là lỗi của báo chí”. Sau này trong cuốn 1999 — Tổng Thống Richard Nixon cũng chia sẻ quan điểm tương tự với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thêm vào đó ông còn chia sẻ :”…Những nhà báo trẻ vì không đến được Hà Nội nên họ đã quy chụp những giá trị dân chủ của Mỹ lên Nam Việt Nam”.
Chính sự thiếu suy nghĩ của báo chí cánh tả và các nhà văn phản chiến đã phá hủy mối quan hệ vốn sẽ rất tốt đẹp, cái được Tổng Thống Eisenhower tán dương rằng: ”Việt Nam — thành trì tự do của khu vực Đông Nam Á”.
Sau tất cả, nền tự do báo chí và xuất bản cộng với lương tâm người cầm bút đã giúp ngăn không cho xã hội của họ bị tha hóa. Nhà báo Eddie Adams tác giả bức ”Cô bé Nepalm”, đạt giải Pultizer, đã giải nghệ năm 1994 vì nhận ra bộ mặt thật của Chủ Nghĩa CS. Năm 2016, nếu đài BBC, CNN về phe Hillary thì Trump cũng có Fox News, Wall Street Journal về phía mình.
Để kết thúc bài viết
Tự do biểu đạt là thứ mà ai cũng mong muốn, nhất lại là giới tinh hoa như nhà văn nhà báo và giới truyền thông. Như Nam Cao từng viết ”Ai cho tao lương thiện?” Chân—Thiện—Mỹ trong xã hội Việt Nam sẽ không thực hiện được nếu chúng ta không tự giành lấy. Sau hết, ngòi bút đôi khi còn sắc hơn dao nhọn, tôi vẫn tin tưởng vào sự thức tỉnh, sức đấu tranh của tầng lớp này.
Leave a Comment