Chỉ trong tháng 10 năm 2016 , ông Trương Minh Tuấn – Bộ trưởng Thông tin và Truyền Thông cộng sản kiêm Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, ra lệnh đình bản 2 tờ báo: Đó là tờ PetroTimes và tờ Tầm Nhìn.
Ngoài ra, ông Tuấn còn ra lệnh thu hồi thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong, đang làm việc cho tờ báo chuyên chính Petrotimes; của ông Võ Khối báo Thanh Niên; bắt giam ông Nguyễn Thanh Phong báo Lao động và Xã hội, và bãi chức giám đốc VTV24 của nhà báo Lê Bình.
Việc thanh trừng các nhà báo này có nhiều nguyên do, nhưng giới thạo tin cho rằng việc thanh trừng này nhằm ngăn chận việc “chống tự chuyển hóa, tự diễn biến” – là một chủ trương của tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sau hội nghị trung ương 4.
Cũng trong tháng 10, có hai sự kiện đáng chú ý. Một là việc ông Đào Vịnh Thuấn – 37 tuổi, cán bộ Thanh tra giao thông, Sở Giao Thông Vận Tải Hà Nội – giữ chặt chị Quỳnh Anh – một nữ nhân viên của Vietnam Airlines – để ông Tùng dùng tay đánh mạnh vào đầu chị. Sự kiện trên xảy ra tại phi trường Nội Bài và được thâu hình lại rất rõ ràng.
Hai là cuối tháng 9 vừa qua, một video được quay lại bằng điện thoại thông minh cho thấy nhân viên an ninh đánh một nhà báo đang lấy tin trên cầu Nhật Tân. Hình ảnh được đưa lên mạng khiến Bộ Công an cộng sản không thể chối cãi mà chỉ biện luận rằng nhân viên an ninh chỉ “vung tay lên” nhưng chẳng may trúng má phải của ký giả! Lập luận của Bộ Công an chỉ làm trò hề cho người dân sau khi xem lại đoạn video trên mạng.
So sánh việc ông Trương Minh Tuấn đang tìm cách ngăn chận sự thật đang phơi bày trên các mặt báo lề phải với các video do người dân tự thu hình, chúng ta thấy rõ một điều rằng cộng sản Việt Nam đang cố gắng “lấy thúng úp voi”, dùng bàn tay để che ánh mặt trời sự thật.
Với kỹ thuật tân tiến hiện nay, chỉ cần một điện thoại thông minh, người ta có thể thu lại tất cả các sự kiện xảy ra chung quanh. Đảng Cộng sản không còn có thể dùng bức màn tre để bịt mắt người dân như trước nữa. Ngày nay lịch sử không còn là đôc quyền của phe chiến thắng hoặc nhóm thống trị.
Với máy bay không người lái drone, với điện thoại thông minh, với máy ảnh Go Pro, và kèm theo các công cụ này là nhu liệu software, bất cứ ai cũng có thể là sử gia, ghi lại lịch sử hiện đại bằng các đoạn video trung thực. Người dân sẵn sàng đưa ra tầm nhìn và quan điểm về những gì đang xảy ra, ở một nơi nào đó và vào một thời điểm nào đó trên dòng lịch sử.
Năm 2014, khi người dân Hồng Kông tổ chức biểu tình – khởi đầu từ một hashtag Occupy – thì chính quyền Bắc Kinh không thể nào tuyên bố đây là cuộc biểu tình tự phát nhỏ.
Đoạn video quay từ trên cao qua máy bay không người lái drone cho thấy rất tầm vóc đoàn biểu tình một cách trung thực. Và lịch sử hiện đại ghi nhận qua các trang web, có thể được lưu trữ lâu dài, bất chấp trang web đó được thiết kế từ công cụ nào.
Mỗi người trong chúng ta, chỉ với một điện thoại thông minh, có thể viết lịch sử.
Leave a Comment