So với năm ngoái, giá chào bán nhà đất ở nhiều khu vực đô thị khắp cả nước bị “thổi giá” tăng cao chóng mặt, thậm chí có đô thị giá đất đã tăng gấp 2, gấp 3 lần so với cách đây chỉ hơn 1 năm.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ảo, mọi nguồn lực trong xã hội dồn về đất đai, ngân sách nhà nước và địa phương cũng dựa vào nguồn lực đất đai. Nhà nước muốn hướng nguồn lực của người dân và toàn xã hội vào đất đai, vì vậy ngân hàng nhà nước đưa ra các chính sách như gửi vàng và ngoại tệ với lãi xuất bằng không,v.v.
70% nợ xấu nằm trong BĐS vì vậy nhà nước cứu BĐS kỳ thực cũng cứu thằng ngân hàng luôn. Khi nhà nước kích cầu thị trường BĐS như cho người dân vay mua BĐS bằng các gói kích cầu vài chục nghìn tỷ, BĐS bán ra nhiều thì ngân hàng hưởng chung sóng BĐS, như lãi ngân hàng ngàn tỷ và dư nợ tín dụng ngân hàng tăng nhanh. Nhà nước lai gián tiếp kích quả bóng BĐS ngày càng phình to ra.
Hàng ngày nhận rất nhiều tin nhắn mua dự án mua nhà và BĐS, đi đâu cũng có người nói môi giới BĐS, đến các bà nội trợ mở miệng ra môi giới BĐS, khi bà nội trợ quan tâm đến thị trường BĐS thì thị trường ấy vào giai đoạn chết. Đầu tư không cẩn thận ôm BĐS không khác gì ôm cục nợ.
Trên sàn chứng khoán cũng vậy 2 đại gia giầu nhất cũng liên quan đến BĐS đó là Vượng Vi com và Quyết FLC, đặc điểm chung của 2 công ty này kinh doanh mạng nhện, các công ty tuy lên sàn. Nhưng quản trị các công ty con thành viên đều là anh em người nhà, và có các quan chức to đứng sau. Vì vậy cổ phiếu và vốn của họ có thể ảo lên nhiều lần sau khi mua bán lòng vòng.
Ví dụ như gần đây: việc cổ phiếu ROS của công ty cổ phần xây dựng Faros, Faros công ty con FLC, phát hành liên tục tăng điểm đã khiến tài sản của ông Trịnh Văn Quyết tổng giám đốc FLC trên thị trường chứng khoán tăng vọt nhanh chóng trở thành tỷ phú đô la giầu thứ 2 VN. Khi thị trường chứng khoán lạm phát cổ phiếu của các đại gia BĐS, các đại gia cho máy in giấy với tốc độ cao, họ bán giấy giấy lộn thu tiền.
Các công ty BĐS dùng nguồn vốn của xã hội thông qua cổ phiếu đẩy quả bóng BĐS phình to ra nữa.
Khi nguồn vay từ ODA ngày càng bị siết lại và dự kiến đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay ngoại tệ theo điều kiện thị trường. Hồ sơ tín dụng của VN xếp loại B và điều tồi tệ không may, những quốc gia nào bị chấm điểm B thì đi vay tiền quốc tế bằng trái phiếu bị coi là có tính đầu cơ cao là có rủi ro và đi vay trả lãi đắt. Vì vậy chính phủ VN thiếu hụt ngoại tệ trên diện rộng, VNĐ sẽ mất giá gây ra lạm phát, dẫn đến lãi xuất ngân hàng tăng, ai mua BĐS bằng đi vay ngân hàng không trả được lãi ngân hàng không cẩn thận mất cả nhà lẫn của.
Thị trường chứng khoán năm 2007 VN index lên đỉnh khoảng 1170 điểm sau đó rơi tự do, không còn lợi nhuận từ chứng khoáng, BĐS cạn kiệt nguồn vốn. Thêm vào đó, nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng chống lạm phát trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng BĐS mất giá .
CK năm 2016 quý III/2016 đã đi theo chiều hướng tăng VN index 685,73 điểm và chỉ số HNX-Index lên 85 điểm ” hỗ trợ BĐS, ngân hàng. Nhưng chưa biết thế nào?. Biết đâu kịch bản còn xấu hơn năm 2007, vì năm nay kinh tế VN gập đại hạn hơn năm 2007 như hạn hán cao nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, ô nhiễm môi trường do Formosa, nợ xấu nợ công tăng cao vượt trần. Vì vậy không thể BĐS, ngân hàng, và CK tăng trưởng trong môi trường kinh tế xấu như thế được.
Việc thúc đẩy mở rộng tín dụng trong nền kinh tế và kích thích tiêu dùng nội địa toàn dân đầu cơ mua BĐS dẫn đến tốc độ tăng trưởng chóng mặt BĐS lại đang dần tạo ra một điểm yếu chết người và ngày càng lớn dần. Đó là nền kinh tế và hệ thống ngân hàng và CK bị thổi phồng lên quá mức cần thiết. Việc kích thích cho vay quy mô lớn một cách tràn lan và thiếu kiểm soát dẫn đến hoặc các khoản vay không hiệu quả và doanh nghiệp bị phá sản do không thể trả nợ, hoặc các khoản vay có thể thổi phồng giá trị của công ty lên quá mức thực tế và sụp đổ khi lợi nhuận bị sụt giảm. Về cơ bản, nó khiến cho nợ xấu của hệ thống ngân hàng trở nên quá cao chỉ trong một thời gian ngắn. Bề ngoài, các quan chức Việt Nam tuyên bố nợ xấu ngân hàng đã về dưới 3%, nhưng theo tính toán của một số tổ chức quốc tế thì nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam hiện tại ít nhất cũng phải là 20%. Mức nợ xấu này về lý thuyết là đủ để có thể đẩy hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng sụp đổ do yêu cầu thanh khoản đang ngày càng trở nên cấp bách. Và một khi hệ thống ngân hàng sụp đổ thì cả nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ sụp đổ theo.
VÌ VẬY THAY VÌ LẠC QUAN TẾU HÃY LO SỢ, BĐS, NGÂN HÀNG, CHỨNG KHOÁN, ĐI LÀ VỪA. KẺO KHI NÓ RỚT HAY PHÁ SẢN HỐI KHÔNG KỊP.
Leave a Comment