Từ “hy sinh” được dùng ở đây (*) tức với hàm nghĩa là sự “đánh đổi”, không phải với đúng bản chất của một nhà nước là đương nhiên sẽ trừng phạt bất cứ ai phạm tội bằng và bởi pháp luật nghiêm minh.
Tội phạm là tội phạm, làm gì có chữ “hy sinh”?
Hy sinh cho điều gì? Và để bảo vệ cho ai và thứ gì?
Ông Trương Hoà Bình vừa nói, tham nhũng là kẻ thù của nhân dân, và theo mối tương quan đối nghịch, nhân dân là kẻ thù của tham nhũng. Vậy giữa tham nhũng và nhân dân chắc chắn là một cuộc chiến, hoặc tham nhũng phải bị loại bỏ (mà điều này khó vì “ta tự đánh ta” và đang cần một cơ chế để nhốt quyền lực lại) hoặc nhân dân phải gánh chịu hậu quả của tham nhũng, điều này đã thấy rõ.
Không một chính phủ hay nhà nước nào có tham nhũng và chứa chấp chúng mà có thể đưa quốc gia đi lên và đàng hoàng cho được.
Điều đầu tiên để chống được tham nhũng là phải có một thiết chế quyền lực đối trọng khác để “ta không còn đánh ta” nữa. Và hệ thống tư pháp (cả công an, kiểm sát và toà án) cũng không thể dính dáng đến đảng phái, ắt nhiên sẽ chẳng có sự nương nhẹ hay nhóm lợi ích nào có thể chi phối được toà án khi xét xử.
Chúng tôi, nhân dân, không cần ai hy sinh, mà chỉ cần tất thảy bọn tham nhũng phải bị trừng phạt theo pháp luật, một cách minh bạch.
Tại sao không tạo ra một cơ chế mà ở đó ngay cả những người con, đứa cháu, những thế hệ của chính những người cộng sản cũng có thể ngẩng cao đầu sau khi đã tranh luận và hùng biện trước nhân dân cũng như các đối thủ khác mà bước lên bục chính trị để lãnh đạo điều hành đất nước trong sự tôn trọng của tất thảy số còn lại?
(*) http://vietnamnet.vn/…/vi-loi-ich-quoc-gia-hi-sinh-nguoi-na…
Leave a Comment