Hãy ví dụ giáo dục và y tế là tư liệu sản xuất, tri thức và sức khỏe là sản phẩm. Càng nhiều tư liệu càng nhiều thành phẩm, giá thành càng rẻ chất lượng sản phẩm sẽ do đa số tham gia quyết định.
Năm 1797, nhà du hành người Anh, Sir John Barrows bắt đầu viết tác phẩm “Một Chuyến Du Hành Đến Xứ Nam Hà trong các năm 1792 và 1793” (A Voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793). Thời điểm này Barrows đặc biệt chỉ trích An Nam xem chúng ta là xứ tăm tối và đầy tệ nạn.
Trong đó ông nhấn mạnh: ”Thứ duy nhất ngăn cản họ tiến đến thịnh vượng và hạnh phúc là sự bảo vệ của quyền tư hữu tài sản”.
Trước tiên là về y tế
- Chính sự lo lắng quá mức của nhà nước XHCN mà bây giờ tình trạng hai người một giường đã hoàn toàn được xóa bỏ. Thay vào đó là ba người một giường cộng với một thân nhân dưới gầm giường, và vấn đề quỹ Bảo Hiểm Y Tế do tham nhũng công cứ lơ lững trên đầu. Lợi ích của việc sống dưới chế độ CS giúp ta nhận ra được thuyết đại đồng không bao giờ có thật và tư nhân luôn luôn tốt hơn nhà nước.
- Ngắn gọn bạn thấy FV, Việt Đức so với 115 và Chợ Rẫy cái nào tốt hơn? Câu hỏi là tiền đâu ra mà xây những vệnh viện như FV, Việt Đức? Với truyền thống ”lá lành đùm lá rách” khi mà Phan Anh quyên góp được 8 tỷ trong 24h, trong lúc VTV chỉ quyên góp được vài trăm triệu qua tin nhắn (trong đó có tin của Thủ tướng), Dầu Khí Quốc gia quyên góp được 5 tỷ, đó sẽ là những con số đứng còn quỹ của Phan Anh chắc chắn sẽ tăng thêm.
- Vấn đề duy nhất tồn đọng là tìm một người đủ uy tín để kêu gọi quyên góp? Năm 1966, phu nhân Tổng Thống Thiệu từng kêu gọi quyên góp xây bệnh viện Vì Dân (Thống Nhất) hoàn toàn miễn phí khám chữa bệnh, cơ sở vật chất của bệnh viện rất khang trang hiện đại, đã được nhà nước chú ý và trưng dụng làm nơi chữa trị cho công chức.
Về giáo dục
Trước đây, hệ thống giáo dục VNCH gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục. Thậm chí đến thời đại XHCN nhiều học sinh của chúng ta vẫn phải bỏ học vì không có tiền đóng, trong khi VNCH xây dựng được một hệ thống miễn phí. Tại sao làm được? Câu trả lời nằm ở nền tự trị giáo dục:
- Từ thời Pháp giáo dục đã được miễn phí, hơn nữa việc tự do hoạch định giáo án cho các trường trung học cộng đồng của người Hoa, giáo dân Công Giáo, tín đồ Phật giáo cũng được cho phép, theo ”Dịch vụ phú lợi giáo dục Quốc Tế” (Revenue internationale l’éducation service), đến 1954 cả nước có 450,000 sinh viên, cộng thêm 4,2 triệu sinh viên đến 1973. Trong hai năm cuối cùng.
- Nhờ nguồn thuế tư nhân như vậy chính phủ VNCH mới có thể miễn phí giáo dục, rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục công lập và tư nhân.
- Chương trình phát sữa và bánh mì chống còi xương do công ty Foremost của Alan Phan tài trợ thời gian này cũng đến từ việc xã hội hóa giáo dục.
- Lương GV thời Đệ Nhất sống rất thoải mái dư giả luôn cho việc mướn giúp việc người Hàn, sang thời Đệ Nhị vì lạm phát nên mức sống có giảm, song vì không có cái ”biên chế” nên cũng không có tình trạng giáo viên nhận bồi dưỡng, hay ép học ngoài giờ. Đạo đức nhà giáo trong xã hội được gìn giữ.
Chính phủ thời nay, lợi bất cập hại
- Khi mức thâm hụt ngân sách lên đến 5,6%, vượt qua mức cho phép 5,3% của Quốc hội thì tư nhân hóa là cứu cánh duy nhất của chính phủ. Song, giáo dục lại là vấn đề nhạy cảm, thêm nữa chính phủ phải gánh vác hơn 2 triệu giáo viên đang trong biên chế thiếu cạnh tranh và suy thoái đạo đức mà biết sa thải đi đâu.
- Các bạn hẳn phải đồng ý rằng, những Đại Học hàng đầu thế giới hầu hết đều tư thục, chúng được thành lập như một tổ chức kinh tế dùng tiền học phí của sinh viên đi đầu tư và kêu gọi học bổng từ các tổ chức xã hội.
Bob Kerrey trong những ngày đầu thành lập SdH Fulbright Vietnam cũng trăn trở về việc làm sao giữ đúng tiêu chuẩn ”Private non—profit” (Tư thục phi lợi nhuận) trong khi ĐH Harvard vốn có nhiều nguồn tài trợ mà học phí đã rất đắt.
Đơn giản, làm như cách nước Mỹ vẫn làm dùng tiền đó đi đầu tư ngoài, kêu gọi cổ đông và liên hệ
anh chủ tiệm pizza ở góc đường tạo điều kiện cho sinh viên trả học phí. Ít ai biết vốn tài trợ cho Fulbright Vietnam đến từ $100 triệu còn lại gửi ngân hàng Mỹ (BOA) của chính thể VNCH, cũng nhờ đầu tư hiệu quả mà đến nay số tiền đã lên đến $700 triệu. Trong đó, $17 triệu đã được dùng vào giai đoạn đầu của ĐH Fulbright.
Một hình thức rất hay, thay vì cách cho mượn trước vô giới hạn các khoản học phí, để rồi phải đội giá lên các học sinh khác như phe cánh tả của ông Kerry vẫn hay làm.
- Tôi đồng ý với Thượng Ngị Sĩ John Kerry rằng :”Việt Nam không còn bóng dáng của CNCS”, nhưng ông hẳn phải hiểu CNCS không chỉ về mặt kinh tế mà còn là thuyết định hướng xã hội, nếu một người cánh tả đề cao sự can thiệp chính phủ dựa trên thuyết Frieldman thì những người CS cũng không dễ gì từ bỏ thuyết Marx—Lenin.
Không phủ nhận giáo dục VN đã từ bỏ lối dạy cũ kỹ, quân phiệt kiểu các nước CS, song cái kiểu ”trường học tự chủ tài chánh” chỉ là một cách đánh lận con đen tự chủ tiền bạc nhưng nhà nước vẫn thò đôi tay dơ bẩn vào góp vốn 10%, độc quyền sản xuất SGK phổ thông và quyết định giáo án giảng dạy, quản lí tư duy sinh viên các trường ĐH bằng các môn chính trị và thành lập các phòng Công tác sinh viên nhằm kiểm soát hoạt động tư tưởng chính trị của sinh viên.
Từ năm học 2015—2016 học phí ĐH lại tăng mỗi năm 10% và sẽ còn tăng nếu nhà nước tiếp tục vớt vát sức ảnh hưởng. Bản thân họ cũng biết rằng nếu để thị trường tự do tuyệt đối, thì sinh viên và học sinh sẽ là những mgười đầu tiên bỏ phiếu đào thải nền giáo dục độc tài. Tư nhân thà không chịu mất tiền nếu thế hệ tương lai vẫn tiếp tục bị ”nhồi sọ.”
Kết luận
Ít ra, không quá bi quan, thì 80 năm Pháp thuộc, 22 năm sống dưới chính thể QGVN — VNCH, người Việt ta có quyền tự do tham gia xây dựng xã hội, trên hết tư hữu tài sản tri thức thật sự, an sinh xã hội. Xã hội hóa, tư nhân hóa chưa bao giờ là quyết định sai lầm.
TT Ronald Reagan đã nói :”Trong một cuộc khủng hoảng chính phủ không phải để giải quyết vấn đề. Chính nó mới là vấn đề.” Sự thật viên nói: ”Chính phủ là đôi bàn tay dơ bẩn.”
Leave a Comment