HÀ NỘI (CTM Media)- Vào ngày 03 Tháng Mười, 2016, trong phiên họp góp ý về Kế hoạch kiểm toán cho năm 2017 của Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt đã đứng lên phát biểu bằng một câu ví von như sau: Kiểm toán bay trên trời, còn tham nhũng dưới đất nên ít gặp nhau.
Ông Việt cho rằng việc thanh tra, kiểm toán thì nhiều nhưng hiệu quả thấp. Chẳng hạn như vụ Vinashin, 11 đoàn kiểm tra vào nhưng không phát hiện được, hay sau này một số vụ việc từ những chuyện đơn giản ra cả một loạt vấn đề. Kết quả như vậy vì lý do ‘’cơ chế. Mà cơ chế của mình lạ lắm, cho phép tồn tại 2 loại sổ sách, 2 hệ thống chi tiêu mà các loại thanh tra, kiểm toán chỉ tiếp cận một hệ thống “sạch sẽ”, giống như ngoài hệ thống lương còn có… lậu, ngoài luật còn có… lệ. 2 hệ thống cùng tồn tại đó làm vô hiệu hoá cơ quan kiểm tra, kiểm toán.
Họp ba ngày thì báo cáo thành 5 ngày để lấy thêm ngân sách. Biết nhau cả, nhưng vẫn tồn tại. Sau cùng, ông Việt kết luận: “Không trách gì anh em đâu nhưng cơ chế nó thế, nó làm đảo lộn xã hội, làm mất niềm tin. Cái này phải sửa từ cơ chế chính sách, đặc biệt là cơ chế”.
Để trả lời các thắc mắc, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc (chứ không phải Phước) thú nhận rằng việc thực hiện kiến nghị kiểm toán rất khó khăn.
Cũng theo ông Phớc thì mỗi khi Cục cảnh sát kinh tế – C46 (Bộ Công an) sang làm việc, Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp đầy đủ, ví dụ các vấn đề về sai phạm. Còn việc làm ra hay không là do cơ quan điều tra. Kiểm toán Nhà nước thực hiện theo kế hoạch, chủ yếu theo đúng chuẩn mực kiểm toán, việc đi sâu, đối chiếu rất khó khăn.
‘’Ngoài lỗi cơ chế, các cơ quan hữu trách còn đổ lỗi cho nhau nên chuyện thanh tra, kiểm toán của nhà nước CSVN có bàn từ ngày này qua năm nọ cũng vậy mà thôi’’, đó là nhận xét của các chuyên gia kế toán.
Leave a Comment