Chính sách an sinh xã hội sai lầm khiến người lao động khốn đốn

- Quảng Cáo -

HÀ NỘI (CTM Media) – Như nhiều quốc gia khác, tại Việt Nam, bảo hiểm xã hội là một kênh nhận đóng góp từ các nơi sử dụng nhân lực và cá nhân đang đi làm rồi chi trợ cấp nhằm hỗ trợ cho những người thất nghiệp, hưu trí,…

Tuy nhiên, hàng loạt sai lầm trong việc hoạch định chính sách lao động và an sinh xã hội (cho nghỉ hưu quá sớm, mức đóng góp quá thấp trong khi lương hưu trả cho các viên chức của hệ thống công quyền và sĩ quan của lực lượng vũ trang quá cao,…), người ta dự đoán, bốn năm nữa, Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam bắt đầu thâm thủng và đến 2034 sẽ vỡ !

Chưa kể, sẽ có khoảng 371 000 người mất việc khi chính quyền Việt Nam nâng mức nộp bảo hiểm xã hội, và hàng loạt tác động bất lợi khác và giới lãnh đủ vẫn là những người lao động nghèo.

Cần nhắc lại, tỉ lệ phải đóng góp cho Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội tại Việt Nam vốn đã từng được xem là cao đến phi lý. Các doanh nghiệp đang phải đóng cho Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam đến 18% trên tổng quỹ lương, còn cá nhân thì phải đóng cho bảo hiểm xã hội đến 8% trên tổng thu nhập. Chưa kể, ngoài bảo hiểm xã hội, tính trên tổng quỹ lương, các doanh nghiệp còn phải nộp thêm 3% cho bảo hiểm y tế, 2% cho hệ thống công đoàn nhà nước, 1% cho bảo hiểm thất nghiệp.

- Quảng Cáo -

Những cá nhân đang đi làm cũng không khá hơn, họ bị ép phải đóng đến 10.5% tổng thu nhập. Ngoài việc phải nộp 8% tổng thu nhập cho bảo hiểm xã hội, những cá nhân đang đi làm phải nộp 1,5% cho bảo hiểm y tế, 1% cho bảo hiểm thất nghiệp và 1% cho hệ thống công đoàn nhà nước.

Theo ông Trương Văn Cẩm, tổng thư ký Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, thì chính sách hiện hành tại Việt Nam về bảo hiểm xã hội và phí công đoàn đã ngốn của cả doanh giới lẫn người đang đi làm đến 35%. Mức này dẫn đầu Ðông Nam Á, cao hơn các quốc gia khác từ ba đến bảy lần.

Năm 2014, cơ quan kiểm toán của chính quyền Việt Nam từng công bố kết quả một cuộc kiểm toán Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, theo đó, tính đến năm 2013, việc lấy tiền trong Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội cho các doanh nghiệp nhà nước vay đã làm Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội mất trắng 1 052 tỉ đồng. Chưa kể so với năm 2007 thì đến năm 2013, chi phí cho việc quản lý quỹ này đã tăng gấp năm lần, tương đương 3% tổng thu.

Chưa biết Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam sẽ còn hay vỡ nhưng bất kể quỹ này thế nào thì những người đang làm việc quần quật cũng chỉ mất chứ chẳng được gì.

- Quảng Cáo -

3 CÁC GÓP Ý

  1. “năm 2013, việc lấy tiền trong Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội cho các doanh nghiệp nhà nước vay đã làm Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội mất trắng 1 052 tỉ đồng..”
    .
    ……………
    QUỸ ĐEN
    …………….

  2. an sinh xa hoi vn
    hưu danh vô thưc
    lam cho có vơi thế giới vây thôi !
    hiêu qua băng con số 0
    tron trinh ,chính sách
    sai lâm , se anh hương trưc tiêp năng nê đến
    cuôc sống ngươi lao đông ,vốn bi thiêt thoi quá nhiêu trong xa hôi nay

  3. Nếu ta nhìn bằng cách tổng quát thì ta sẽ thấy từ cái sai này liên lụy đến cái sai kia. BHXH thật ra khg bộ nào lệ thuộc bộ nào cả, thì tại sao dùng BHXH của bộ lao động để trang trãi cho bộ an sinh xã hội và DN nhà nước ? Vấn đề nằm ở chổ này đây! Trong thời bình có nhiều bộ/ ngành cần nên giảm biên chế nhằm mục đích cân nhắc “thu , chi “của ngân sách QG ,tại sao khg thực hiện? Đã từ lâu đựơc biết ” thu ” ngân sách sẽ bị giảm vì sự tát động của kinh thế, cò ” chi ” thì bị ảnh hưởng của sự lạm phát hay tăng trưởng của bộ máy cồng kền.v.v. Nói tóm lại , cha chung chả ai muốn khóc….

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here