Quảng Cáo

Thí điểm mới học ngoại ngữ Trung Nga: Tiểu nhược và độc đoán

Ảnh: Như Hùng (Người Lao Động)

Quảng Cáo

Quyết định mới đây của Bộ GD & ĐT về thí điểm học tiếng Trung và tiếng Nga đã bị nhân dân phản đối kịch liệt. Bởi nó quá phi lý. Không chỉ phi lý mà còn rất nguy hại. Có điều, khác với nhiều quyết định trước đây, người ra quyết định cho mình là đúng hoặc chưa phân biệt được sự đúng sai, thì riêng lần này, Bộ GD & ĐT nhận biết được sự ngược đời nhưng vẫn ban hành quyết định. Tại sao vậy?

  1. VÌ LỢI ÍCH KINH TẾ

Đã là dự án thì phải có kinh phí. Mà đây sẽ là dự án lớn tiêu tốn nhiều tiền bạc. Có dự án thì mới có khoản để chi tiêu. Phải vẽ ra dự án.

  1. BỊ PHỤ THUỘC CHÍNH TRỊ

Nhưng tại sao là tiếng Nga và tiếng Trung? Đưa tiếng Nga vào chỉ là cái cớ dễ bề êm đẹp. Mục đích chính là tiếng Trung. Sức ép và nỗi sợ sệt phải lấy lòng chính là Trung Quốc. Không thoát khỏi sự phụ thuộc người hàng xóm phương Bắc.

GIẢI PHÁP

Vấn đề lựa chọn ngoại ngữ không phải là vấn đề phức tạp. Ai cũng dễ nhìn thấy. Chỉ có điều, vì sức ép chính trị và lợi ích kinh tế nên mới phải đưa ra quyết định phi lý về tiếng Trung tiếng Nga vừa rồi. Ngoài hai lý do kinh tế và phụ thuộc chính trị, còn có những nguyên do khác nữa đưa đến sự phi khoa học và áp đặt trong giảng dạy ngoại ngữ ở bậc phổ thông. Như đã đề cập, ở đây không phải chỉ là đúng sai, mà vì nó nguy hại. Bởi vậy phải từ bỏ quyết định này.

  1. NGOẠI NGỮ LÀ MÔN HỌC TỰ CHỌN

Nước ta chỉ có một ngôn ngữ duy nhất. Ngoại ngữ là ngoại ngữ. Đừng nhắc đến ngôn ngữ thứ hai.

Đã là ngoại ngữ, không phải ngôn ngữ chính thức, thì sẽ là môn học tự chọn. Ai thích ngoại ngữ nào thì chọn lựa ngoại ngữ đó. Nếu ở nơi này không ai dạy thì tìm nơi khác có người dạy mà học.

Người Đức hầu như ai cũng biết tốt tiếng Anh, nhưng chẳng ai đưa quy định tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc, hay là ngôn ngữ thứ hai ở Đức cả.

  1. XÓA BỎ KHÁI NIỆM NGOẠI NGỮ THỨ NHẤT VÀ XÓA BỎ SỰ BẮT BUỘC HỌC MỘT NHÓM NGOẠI NGỮ

Quy đinh tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung là ngoại ngữ thứ nhất, rồi bắt học sinh phải chọn một trong số đó để học và phải thi, là thể hiện sự tiểu nhược và độc đoán.

Tiếng Nhật, tiếng Hàn đã gây áp lực để trở thành ngoại ngữ thứ nhất. Nay mai sẽ còn các tiếng khác như tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha sẽ đặt câu hỏi “ Tại sao chúng tôi không là ngoại ngữ thứ nhất?”.

Đã là ngoại ngữ thì như nhau. Người ta học tiếng Anh khắp nơi trên thế giới là vì lợi ích mà nó mang lại cho người học, chứ không phải nhờ quy định tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất.

Pháp định ngoại ngữ thứ nhất là ảnh hưởng của tư tưởng tiểu nhược thâm căn cố đế. Bắt phải chọn và bắt phải thi là sản phẩm của nền hành chính độc tài, quen với mệnh lệnh và áp đặt.

  1. SỬ DỤNG THÀNH QUẢ NHÂN LOẠI: KHÔNG TỰ BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH NGOẠI NGỮ

Thời đại toàn cầu hóa hiện nay được thể hiện qua nhiều đặc trưng, mà trong đó có vai trò quan trọng của công nghệ thông tin với sự phát triển thần diệu.

Nhờ sự truy cập thông tin nhanh hơn “Thò tay vào túi lấy đồ vật” mà mọi sáng tạo của Nhân loại hiện ngay về trước mắt, hơn cả phép nhiệm màu trong các câu chuyện cổ tích trước đây.

Sử dụng ngay phát minh sáng chế vừa ra đời đã thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển với những bước tiến khổng lồ, khác hẳn với thời kỳ chiến tranh lạnh, đã hạn chế thông tin lại còn ngăn sông cấm chợ, nên buộc phải tự mày mò làm lấy mọi thứ.

Thế giới ngày nay đã khác biệt. Muốn tiến kịp bước đi Nhân loại, không tự mày mò làm hết mọi thứ, mà phải tận dụng phát minh sáng chế của quốc gia khác.

Tại sao chúng ta phải tự mình biên soạn giáo trình tiếng Anh trong trường phổ thông mà không sử dụng sách do người Anh biên soạn? Các nước Anh Mỹ có bao nhiêu giáo trình dạy tiêng Anh rồi, chúng ta có thể làm tốt hơn họ chăng?

Đó là sự phi lý, không chỉ tốn công vô ích mà còn mất nhiều tiền bạc, không những chẳng giúp ích cho học sinh mà còn kéo dài con đường học tiếng Anh của các em.

Ở Hà Nội cũng như Tp HCM có rất nhiều Trung tâm Ngoại ngữ dạy tiếng Anh cho học sinh, từ mẫu giáo cho đến sinh viên, đủ các lứa tuổi, sử dụng các giáo trình do người Anh người Mỹ soạn. Thi cử xếp loại theo cách người Anh người Mỹ tiến hành. Các học sinh của các Trung Tâm này, là học sinh các trường phổ thông. Các Trung tâm Ngoại ngữ này không sử dụng sách ngoại ngữ do Bộ GD & ĐT biên soạn. Điều đó có nghĩa là các giáo trình ngoại ngữ do Bộ GD & ĐT soạn cho trường phổ thông không có giá trị đích thực. Bày ra việc soạn giáo trình tiếng Trung tiếng Nga từ lớp 3 cho đến lớp 12 thì chỉ có phí phạm tiền bạc cúa Nhân Dân mà thôi.

  1. CHỈ DẠY TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG. CÁC NGÔN NGỮ KHÁC HỌC Ở TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

Cho học sinh tự chọn, tuyệt đại đa số sẽ chọn tiếng Anh. Bởi vậy trong trường phổ thông chỉ dạy tiếng Anh.

Tất cả các ngoại ngữ khác, nếu học sinh có nhu cầu, mà số lượng này rất nhỏ, sẽ theo học ở các Trung Tâm ngoại ngữ.

Thực hiện được điều này vô cùng có lợi cho quốc gia. Trước hết là giảm được một nguồn tài chính rất lớn vì không phải đầu tư về giáo viên giáo trình và phương tiện giảng dạy cho các môn ngoại ngữ khác ( Pháp Nga, Trung Nhật Hàn…), mà thực chất không tài nào kham nổi, và quan trọng hơn là thực sự không cần thiết. Thứ nữa, làm cho việc dạy tiếng Anh trở nên có điều kiện tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thiết thực của học sinh, và thúc đẩy các em học tập tốt hơn về tiếng Anh.

Đây là một quyết định đúng. Nhưng cần một lãnh đạo sáng suốt và quyết đoán.

Giáo Dục và Đào Tạo giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hùng cường của đất nước. Bao giờ thì Bộ GD & ĐT hết đưa ra những quyết định ngang trái?

Bộ GD & ĐT hiện nay là sản phẩm của thể chế. Căn bệnh của Bộ GD &ĐT không thể chữa trị triệt để.

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux