Quảng Cáo

Việt Nam với những hiểm họa đập thủy điện

Quảng Cáo

HÀ NỘI (CTM Media) – Sau vụ vỡ đập thủy điện Sông Bung 2, Việt Nam đã được đưa vào danh sách những nước có nhiều dự án thủy điện gây tai họa cho người dân trên thế giới.

Hôm 20 tháng Chín 2016, báo điện tử VietNamNet cho biết kể từ 2011 đến nay, hầu như năm nào, cũng có sự cố vỡ đập thủy điện xuất hiện trên truyền thông Việt Nam, gắn với những thiệt hại khôn lường về người và tài sản.

Vào tháng Sáu năm 2011, đường ống dẫn nước từ đập về nhà máy thủy điện Ðam Bol, tỉnh Lâm Ðồng, bất ngờ bị vỡ, khiến 5 người chết và bị thương nặng.

Năm 2012, đập chính nhà máy thủy điện Ðakrông 3, tỉnh Quảng Trị đã bị vỡ, làm thiệt hại ước khoảng 20 tỷ đồng, khiến người dân một phiên “khiếp vía.”

Bên cạnh đó, thủy điện sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam, bị phát hiện có nhiều vết nứt, rò rỉ nước ở thân đập chính của công trình “do lỗi thiết kế đã quên đường ống thoát nước kết nối từ dãy tầng hầm bên trái với dãy bên phải dẫn về phía hạ lưu,” khiến dư luận hoang mang vì đây là một trong những vùng có nhiều nguy cơ xảy ra động đất.

Ðến tháng Sáu năm 2013, đập dâng thủy điện Ia Krêl 2, tỉnh Gia Lai, đã bị vỡ toác, đe dọa tính mạng hàng trăm hộ dân phía sau đập và phá hủy hàng trăm hecta hoa màu, làm 69 ngôi nhà bị ngập, nhiều xe hơi, xe máy bị hư hại.

Cùng lúc, dự án thủy điện Vĩnh Hà, tỉnh Lào Cai, mưa lũ đã gây vỡ đê bao kỹ thuật đập thủy điện, làm thiệt hại cho công ty đầu tư khoảng 20 tỷ đồng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhiều hộ gia đình trong vùng.

Chưa dừng lại, đến tháng Tám năm 2014, cũng ở tỉnh Gia Lai, dự án thủy điện Ia Krel 2, lần thứ hai vỡ đê quai thượng lưu.

Và mới đây là vụ đường hầm dẫn dòng thi công tại đập thủy điện Sông Bung 2, tỉnh Quảng Nam bị vỡ, khiến nhiều người chết và mất tích, cuốn trôi nhiều máy móc, nhà cửa,…

Theo các chuyên gia, ở Việt Nam thủy điện chiếm hơn 30% tổng lượng điện quốc gia. Thế nhưng, với những sự cố thủy điện liên tục xảy ra gần đây cho thấy, việc làm thủy điện của Việt Nam còn thiếu trách nhiệm. Việc cấp phép thủy điện lẽ ra phải dựa trên cơ sở quy hoạch, nhưng hiện nay quy hoạch đang bị buông lỏng có phần dễ dãi. Nhiều doanh nghiệp đổ xô đầu tư thủy điện nhưng các địa phương không có người am hiểu chuyên môn để giám sát xây dựng. Thậm chí, có dự án vẽ ra cho đẹp để thuyết phục vay tiền và nếu chẳng may bị trục trặc hay nợ xấu lại tìm cách xoay sở để thoát.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux