Quảng Cáo

Không nên sử dụng hải sản gần bờ

Thứ Trưởng TN-MT Võ Tuấn Nhân (đứng), Thứ Trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long (ngồi cạnh bên trái )

Quảng Cáo

HÀ NỘI (CTM Media)- ‘’Không nên sử dụng hải sản gần bờ’’, là khuyến cáo của Bộ Y Tế CSVN đưa ra tại cuộc họp ngày 20 Tháng Chín 2016 tại Hà Nội.

Thế nhưng, cùng ngày hôm đó các Bộ Tài nguyên-Môi trường, Y tế, Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đã cùng lúc cung cấp thông tin cho báo chí về tình trạng môi trường tại 4 tỉnh miền Trung với kết luận là các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn. Nhưng tất cả các loại hải sản sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi 4 tỉnh Miền Trung đều an toàn để dùng làm thực phẩm.

Về chất lượng môi trường nước biền tại các khu vực đã được quan trắc thì Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết đều nằm trong giới hạn quy định đạt quy chuẩn.

Theo các chuyên gia môi trường thì vùng biển Miền Trung bị nhiễm độc nặng, nhà nước CSVN chỉ quan trắc chứ chưa có một nỗ lực nào tẩy độc thì trong mấy tháng biển không thể tự tẩy chất độc được.

Khi biển bị nhiễm độc, các nước trên thế giới làm gì?

Một giải pháp khả thi làm sạch môi trường là dùng tàu hút trầm tích đáy biển, lấy chất độc xyanua và phenol ra khỏi biển. Đó chính là phương pháp mà người Nhật sử dụng trong quá trình làm sạch Vịnh Minamata, nơi xảy ra thảm họa môi trường Minamata vào năm 1950.

Tại sao người ta phải vét đáy biển?

Vì rằng, mỗi khi có sóng ngầm, lớp trầm tích độc hại đang lắng đọng, nằm yên dưới đáy sẽ trỗi dậy, cuộn lên trên bề mặt mà khi “trời trong, biển lặng”, chúng ta cứ tưởng là biển sạch. Thế nhưng, ngày ấy, với sự thận trọng trong cách xử lý chất độc, đất nước Nhật đã không ngăn cản được bệnh Minamata, một căn bệnh khủng khiếp nhất của mọi thời đại.

gia đình bệnh nhân Minamata (ăn cá bị nhiễm độc).

Nghe những gì lãnh đạo Cộng sản Việt Nam công bố mà tin vào thì rước bệnh vào thân như chơi.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux