Đã đến lúc phải đặt lại tên cho Biển Nam Trung Hoa

Steve Mollman - Nguyễn thị Xuân Lộc chuyển ngữ

- Quảng Cáo -

Nhà báo Steve Mollman đã nhận định: chính cái tên quốc tế South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) vừa mập mờ, vừa  không chính xác- nhưng đã được cộng đồng quốc tế xử dụng – đã là một trong những tác nhân tai hại gây ra nhiều phức tạp trong các tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.

“Đã đến lúc phải đặt lại tên cho Biển Nam Trung Hoa” là nhan đề bài viết liên quan đến nhận định trên, được đăng trong trang mạng Quartz, ngày 23 tháng Tám, 2016.

Indonesia là quốc gia gần đây nhất đã đề nghị đặt lại tên vùng biển tranh chấp. Tuần qua, chính phủ nước này cho biết sẽ đệ trình Liên Hiệp Quốc một đề nghị liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế chung quanh quần đảo Natuna của họ. Ahmad Santosa, người đứng đầu cơ quan chống đánh cá trái phép của Indonesia cho rằng: “Nếu không có sự phản đối nào… thì vùng biển đó sẽ chính thức trở thành vùng Biển Natuna (Natuna Sea)”  

Năm 2012, Philippines cũng đã chính thức đặt lại tên một phần của South China Sea trên bản đồ của họ và sử dụng tên đó trong các văn kiện của chính phủ. Manila tuyên bố vùng biển thuộc khu đặc quyền kinh tế của họ là Biển Tây Philippines.

- Quảng Cáo -

Đây là một bước quan trọng để làm sáng tỏ “đâu là vùng biển tranh chấp thuộc chủ quyền của Philippines”, như tổng thống Benigno Aquino đã khẳng định vào giai đoạn đó. Và Philippines đã gửi văn thư và một bản đồ chính thức lên Liên Hiệp Quốc.

Tất nhiên, chính phủ Philippines có thể sử dụng tên Biển Tây Philippines (West Philippine Sea), cũng như Indonesia dùng tên Natuna Sea trong ranh giới đất nước của họ. Nhưng South China Sea vẫn là tên được quốc tế chấp nhận và để cho cộng đồng quốc tế đồng ý thay đổi tên, là một vấn đề khác.

Việt Nam từ lâu đã gọi vùng biển tranh chấp là Biển Đông (East Sea), Malaysia thì vẫn gọi là South China Sea. Và có nhiều người đã tự hỏi tại sao lại như vậy, sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc vào tháng Bảy vừa qua.

Sau  đệ nhị Thế Chiến, Trung Quốc đã vạch ra vùng biến gồm chín đoạn và đòi chủ quyền hầu hết vùng biển này. Tháng Bảy năm 2016, Toà án quốc tế đã ra phán quyết đường chín đoạn này không có cơ sở pháp lý, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục áp đặt yêu sách của họ.

Khoảng năm năm trước, một chiến dịch Change.org kêu gọi đổi tên South China Sea (Biển Đông Trung Hoa) thành Southeast Asia Sea (Biển Đông Nam Á) đã đưa ra một số điểm đáng lưu ý như:

Các quốc gia Đông Nam Á bao bọc gần như toàn bộ vùng biển này với bờ biển các nước cộng lại dài khoảng 130.000 cây số (81.250 dặm), trong khi bờ biển phía nam Trung Hoa chỉ dài độ 2.800 cây số (1.750 dặm).

Một số đề nghị khác nêu lên tên Biển Đông Dương (Indochina Sea) và Biển Đông Nam Á  (Asean Sea). Nhưng đề nghị tên gọi Asean Sea đã vấp phải sự chống đối của Cam Bốt, là một thành viên của khối Asean, cũng là nước không liên can gì đến vùng tranh chấp, nhưng luôn đứng về phía Trung Quốc.

Trong lịch sử, vùng biển  tranh chấp từng có nhiều tên gọi khác nhau. South China Sea là tên được đặt mới đây và được sử dụng trong thập niên 1930, để phân biệt với vùng Biển Hoa Đông (East China Sea).

Trung Quốc cũng có thể chơi trò chơi chữ trong vụ này: Trong tiếng Hoa, biển được gọi đơn giản là Nam Hải (Nanhai – South Sea). Một số người đã đề nghị đổi tên tỉnh Hải Nam thành tỉnh Nam Hải, để tạo thêm sức mạnh cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Đầu năm nay, bà Ellen Frost, một cố vấn của Trung Tâm nghiên cứu Đông Tây (East-West Center) tại Hawaii đã lập luận rằng trong tiếng Anh, việc đổi tên biển thành Nam Hải (South Sea) có thể thực hiện được.

Theo bà, những người Trung Quốc dân tộc chủ nghĩa chắc chắn sẽ bác bỏ tên Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) nhưng họ gặp khó khăn nếu phản bác lại việc chọn tên South Sea – ngay cả khi chữ “China” bị bỏ đi- vì trong tiếng Hoa tên Nam Hải “Nanhai” đã có từ hàng thế kỷ trước.

Theo vị chuyên gia nói trên, việc thay đổi này sẽ là dấu hiệu về một đóng góp nhỏ, có tính chất kỹ thuật, nhưng đầy ý nghĩa cho hòa bình.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here