Trong lúc biển miền Trung vẫn còn nguyên ô nhiễm và chưa có bất kỳ một xử lý nào; trong lúc nhiều ngư dân miền Trung vẫn chưa thực nhận “hỗ trợ” bằng một số nhỏ nhoi gạo và tiền; trong lúc chính phủ và các bộ ngành liên quan vẫn tái diễn hứa hẹn “sẽ lập kế hoạch xử lý ô nhiễm và chuyển đổi nghề nghiệp”, hoặc “sẽ chi trả hết tiền đền bù của Formosa cho ngư dân”…; trong lúc vẫn chưa có bất kỳ quan chức liên đới trách nhiệm nào bị xử lý…, thì một thông tin bất ngờ nổ bùng: nhân chủ trương chính phủ đền bù cho các doanh nghiệp FDI bị thiệt hại hồi tháng 5-2014 do một số vụ đập phá sau việc Trung Quốc kéo dàn khoan 891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, dù mức thiệt hại của Formosa chỉ vào khoảng gần 4,8 tỉ đồng, và của các nhà thầu cho Formosa là hơn 68 tỉ đồng; nhưng tập đoàn này đã được tỉnh Hà Tĩnh hoàn thuế gần 10,174 tỉ đồng.
Con số hơn 10 ngàn tỷ đồng hoàn thuế trên lại gần bằng số tiền bồi thường 500 triệu USD của Formosa.
Hàng loạt câu hỏi lập tức bùng nổ:
– Tại sao sau hơn 2 năm kể từ thời điểm “thiệt hại” vào tháng Năm năm 2014, đến lúc này những thông tin về thiệt hại của Formosa và “chiến dịch hoàn thuế” cho Formosa mới được công bố?
– Liệu có một mối quan hệ bền chặt nào giữa con số 500 triệu UDSD bồi thường của Fomosa với con số hơn 10 ngàn tỷ đồng mà Formosa được chính quyền Hà Tĩnh và Tổng cục Thuế cho hoàn thuế? Đây có phải là “cơ sở” để Chính phủ thỏa thuận với Formosa về mức đền bù 500 triệu USD?
– Có phải Chính phủ, thông qua Bộ Tài chính và chính quyền Hà Tĩnh, đã biết trước vụ hoàn thuế hơn 10 ngàn tỷ đồng này để từ đó thương lượng với Formosa, để Formosa lấy tiền được hoàn thuế, cộng thêm một ít tiền nữa cho đủ 500 triệu USD làm tiền bồi thường?
– Theo thông tin của báo nhà nước, chính quyền Hà Tĩnh đã cho Formosa được hoàn thuế 10,174 tỷ đồng từ năm 2014 đến nay. Nhưng chỉ đến tháng 8/2016, tổng cục thuế mới có văn bản trình Bộ Tài chính đề nghị thông qua cơ chế cho hoàn thuế này; phải chăng động tác của Tổng cục Thuế là nhằm hợp thức hóa việc đã rồi?
– Những quan chức cấp địa phương và trung ương nào đã nhúng tay vào vụ đổi chác bẩn thỉu này? Các ông Võ Kim Cự, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng sẽ ăn nói ra sao vụ việc chấn động này?
Hoàn toàn có thể cho rằng nếu vụ hoàn thuế hơn 10 ngàn tỷ đồng cho Formosa được thực hiện như một cuộc đổi chác bẩn thỉu, đây sẽ là một vụ đại án quốc gia, không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị.
Không còn gì để nói. Cái gọi là “niềm tin chế độ” trong người dân Việt nói chung và ngư dân miền Trung nói riêng đã cạn sạch từ lâu.
Thói khuất tất và khuất lấp của giới quan chức trong vụ Formosa đang ngày càng đổ dầu vào lửa, càng khiến các cuộc biểu tình không thể ngăn chặn của ngư dân và giáo dân miền Trung sẽ bùng nổ rộng và sâu trong thời gian tới.
Lê Dung/(SBTN)
Leave a Comment