Quảng Cáo

Phán Quyết Tòa PCA: Tái xác định chủ quyền các quốc gia ven Biển Đông – Dân tộc VN cần phải làm gì?

Ảnh: Business Insider

Quảng Cáo

PHẦN HAI

Phần 2 này đề cập về tính chất độc lập của Phán quyết; Các điểm căn bản sơ khởi trong thủ tục kiện; Nội dung phán quyết của Tòa PCA; Những hành động dân tộc Việt Nam cần tiến hành để khai dụng kết quả phán quyết.

I- Tính chất độc lập của Phán quyết

Từ khi Phi Luật Tân đệ nạp hồ sơ kiện vào đầu năm 2013, Trung Cộng (TC) luôn phủ nhận thẩm quyền của Tòa PCA, cho rằng các vị quan tòa, đa số đều là người Tây Phương (4/5), nên có thể thiên vị bênh vực cho lập trường của Phi Luật Tân, vốn là một đồng minh của Hoa Kỳ, Nhật,..

Việc này hoàn toàn không đúng với thực tế và cho dư luận thấy, TC tuy một mặt rêu rao là họ được chấp nhận vào mọi định chế quốc tế với tư cách thành viên chính thức có thế giá, nhưng mặt khác lại cố tình không hiểu hay không chấp nhận quy luật vận hành các định chế quốc tế mà họ là thành viên, nếu quy luật này không thuận lợi cho họ.

Thành phần Quan tòa Toà án PCA xét xử vụ Phi kiện TC gồm 5 thành viên độc lập với nhau: 1) Quan tòa Thomas Mensah người Ghana (Chủ Tịch), 2) Quan tòa Jean-Pierre Cot, Pháp, 3) Quan tòa Stanislaw Pawlak, Ba Lan, 4) Giáo sư Alfred Soons, Hoà Lan 5) Quan tòa Rudiger Wölfrum, Đức. Quan Tòa Rudiger Wölfrum được đề cử bởi Phi.

Mỗi quốc gia được quyền đề cử tối đa bốn người gồm các nhân vật có kinh nghiệm, uy tín, học thức về công pháp quốc tế vào trong một danh sách những người có tiềm năng làm trọng tài (potential arbitrators).

Năm thành viên của Toà án PCA xét xử vụ Phi kiện TC. Ảnh: PCA

Những nhân vật này được Văn Phòng Tổng Thư Ký của Tòa PCA bổ nhiệm vào một nhóm gọi là ’Members of the Court’, nhiệm kỳ các quan tòa này là 6 năm và có thể được tái tín nhiệm (theo tài liệu vận hành PCA-Arbitration-Rules-2012).

Cách thức đề cử và bổ nhiệm nhằm mục tiêu giữ tính chất độc lập các quan tòa của Tòa PCA trong vấn đề thụ lý và trọng tài các vấn đề tranh chấp giữa 2 quốc gia, hay giữa một quốc gia với định chế cấp quốc gia hay một tập hợp pháp nhân tư. Có hay không liên hệ đến quốc gia đã đề cử họ.

TC có đề cử 2 cán bộ cao cấp, CSVN đề cử 4 cán bộ cao cấp của đảng CSVN trong ngành ngoại giao, có bằng cấp về bang giao và công pháp quốc tế theo tiểu sử cung cấp cho Tòa, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, các ông Nguyễn Quý Bình, Nguyễn Khánh Ngọc, Giang Thanh Tùng. Tất cả được bổ nhiệm vào ngày 1 tháng 9, 2012.

Cho đến nay, người ta thường ít thấy các người có tiềm năng làm trọng tài (potential arbitrator) thuộc các quốc gia độc tài như TC, Nga, CSVN được tín nhiệm vào các trách nhiệm quan tòa Tòa PCA hay các Tòa Án Quốc Tế khác.

Lý do là, khi lược sơ qua tiểu sử các quan tòa thuộc các quốc gia độc tài, tất cả đều là cán bộ cao cấp của đảng CS có tiếng tăm, có bằng cấp cao (thường là giả mạo) nhưng thật sự khả năng chuyên môn hoàn toàn không có, không thuộc thành phần các học giả, luật gia độc lập trong xã hội dân sự, đã thật sự hành nghề, dầy dạn kinh nghiệm, có lương tâm chức nghiệp và có phán xét đến từ chính lương tâm họ. Phần khác vì bản chất các chế độ độc tài chỉ tin vào sức mạnh của bạo lực, không tin tưởng và bất chấp luật pháp, công pháp quốc tế.

Từ lúc thành lập đến nay tất cả các vụ kiện ra tòa PCA, đều liên hệ đến các quốc gia thuộc nhóm quốc gia dân chủ tiến bộ Tây Phương, các quốc gia đang phát triển tại Phi Châu hay Nam Mỹ, mà chưa thấy có một quốc gia độc tài nào như Trung Quốc, Nga, Việt Nam khởi đơn kiện vì họ chủ trương dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp.

Do đó, việc TC tố cáo Tòa PCA thiên vị là một ngụy biện, vì bất cứ phe nào cũng có thẩm quyền đề nghị một quan tòa hay đề nghị thay đổi một quan tòa mà họ cho rằng có thành kiến hay có quyền lợi bất đồng trong cuộc xét xử và ra phán quyết.

TC đã từ chối không xử dụng điều khoản này và luôn cho là Tòa không có thẩm quyền để xét xử vụ kiện của Phi Luật Tân, vì họ biết trước các luận cứ đưa ra về chủ quyền của TC trên 80% Biền Đông qua đường lưỡi bò không có giá trị pháp lý và sẽ bị bác bỏ bởi những quan tòa thanh liêm, có uy tín và lương tâm chức nghiệp.

II- Các điểm căn bản sơ khởi trong thủ tục kiện

1- Không đề cập đến vấn đề chủ quyền và phân định lãnh hải

Trong hồ sơ kiện ngày 22 tháng 1, 2013 (Notification and Statement of Claim on West Philippines Sea), ký bởi ông Francis H. Jardeleza, đại diện Hội Đồng Cố Vấn về Pháp Luật Phi Luật Tân (Solicitor General), các luật gia, cố vấn Bộ Ngoại Giao, Tư Pháp Phi Luật Tân đều khuyến cáo, không đề cập đến vấn đề chủ quyền trên các đảo trên Biển Đông hay phân định vùng lãnh hải, mà chỉ dựa vào Công Ước về Luật Biển UNCLOS 1982 để đưa ra phán quyết phù hợp với Công Ước hay không và tránh bị bác bỏ vì ra ngoài thẩm quyền của Tòa PCA.

Đây là một sự lựa chọn khôn ngoan của Phi Luật Tân giúp cho hồ sơ đi đến đích sau 3 năm rưỡi kiện, bất chấp các chống đối, hù dọa, áp lực từ phía TC.

Thông báo về Hồ Sơ kiện của Phi, ngày 22/1/2013 gởi cho Tòa Đại Sứ TC tại Manila. Notification and Statement of Claims on The West Philippine Sea.

[Hồ Sơ kiện của Phi Luật Tân]

The Philippines does not seek in this arbitration a determination of which Party enjoys sovereignty over the islands claimed by both of them. Nor does it request a delimitation of any maritime boundaries. The Philippines is conscious of China’s Declaration of 25 August 2006 under Article 298 of UNCLOS, and has avoided raising subjects or making claims that China has, by virtue of that Declaration, excluded from arbitral jurisdiction.

Trong tài liệu 501 trang [PCA Case Nº 2013-19, IN THE MATTER OF THE SOUTH CHINA SEA ARBITRATION – before -AN ARBITRAL TRIBUNAL CONSTITUTED UNDER ANNEX VII TO THE 1982 UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA – between -THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES- and -THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA], trình bày nội dung chi tiết về phán quyết của Tòa PCA, Tòa cho biết ra phán quyết với sự đồng ý của tất cả quan tòa và không liên hệ đến bất cứ một câu hỏi nào về chủ quyền và phần phân định lãnh hải.

Có nghĩa là xác nhận điểm 7 trong hồ sơ kiện 22/1/2013 của Phi Luật Tân.

[1203] For the reasons set out in this Award, the Tribunal unanimously, and without prejudice to any questions of sovereignty or maritime boundary delimitation, decides as follows

Page: 1 2 3 4 5 6

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux