Quảng Cáo

Vỡ đường ống nhà máy Alumin Nhân Cơ: Formosa thứ hai!

Nhà máy Alumin Nhân Cơ,, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông

Quảng Cáo

ĐẮK NÔNG CTM Media) – Báo Giao Thông trong nước cho hay có hiện tượng cá chết ở suối Đắk Dao, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, và nước suối có nhiều biểu hiện lạ so với bình thường, nước đục, có màu sẫm đen, trên bề mặt nổi váng loang lổ… có chất nhờn như nước bọt xà bông. Khi tiếp xúc, da bị ngứa, những vùng da non bị đau rát, có chỗ rộp lên như bỏng nước sôi.

Hiện tượng này xảy ra vào ngày 23 tháng Bảy, nhưng đến ngày 31 tháng Bảy, nhiều người dân ở dọc suối Đắk Dao vẫn còn chịu tác hại này.

Được biết đây là việc vỡ đường ống dẫn xút của Nhà máy Alumin Nhân Cơ (do nhà thầu Chalieco, Trung Quốc phụ trách) khiến hóa chất kiềm tràn ra bên ngoài, một phần kiềm thấm xuống lòng đất, phần còn lại chảy theo đường ống đổ về suối Đắk Dao, gây nên hiện tượng kể trên.

Tuy nhiên, ông Phó chủ tịch tỉnh Đắk Nông Trương Thanh Tùng cho hay, vẫn chưa nhận được báo cáo sự việc của chính quyền huyện Đắk R’lấp. Ông này cũng khẳng định: Nhà máy Alumin Nhân Cơ được đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ và việc giám sát đều được thực hiện cẩn trọng.

Ông Đỗ Thanh Bái, Hội Hóa học Việt Nam bày tỏ lo lắng khi biết thông tin này. Ông cho biết: “Một khi người dân bị bỏng và cá chết thì rõ ràng nồng độ phải lớn mới gây ra hậu quả như vậy. Xút là một chất cực độc hòa vào nguồn nước là một điều rất đáng sợ. Theo tôi, đây là một cảnh báo cho việc khai thác boxit”

Trong khi đó, PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ, thuộc Viện Công nghệ địa chất và Khoáng sản, (Hội Địa chất Việt Nam) cho biết, nếu không cẩn trọng trong khai thác boxit ở Nhân Cơ sẽ có nguy cơ thảm họa môi trường giống Formosa ở Tây Nguyên.

Theo PGS. Phổ: “Xút trong bùn đỏ bị xả ra ngoài thì mức độ phá hủy quá kinh khủng, mọi thứ nó đi qua đều bị tiêu diệt hết”

Ông Đỗ Thanh Bái cũng cho biết, giải quyết được vấn đề bùn đỏ tốn phí rất cao, nên người ta thường sử dụng các hồ chứa để trữ lại lượng bùn này nhằm vào một số việc khác. Tuy nhiên với diễn biến thất thường do biến đổi khí hậu, lượng bùn đỏ này có thể tràn xuống lưu vực các con sông. Khi đó, nó thực sự là “quả bom” môi trường ở thượng nguồn.

Quảng Cáo
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux