Với việc Kremlin cảnh báo cho Thổ Nhĩ Kỳ sự kiện đảo chính sắp xảy ra, thì vấn đề đặt ra là còn trông mong điều gì đối với thành viên cũ của khối Bắc Đại Tây Dương này. Chiến thắng của Kremlin ở Trung Đông là rõ ràng, và bây giờ Khối phải đương đầu giải quyết mối quan hệ bị đầu độc với một đối tác cũ mà bây giờ không thể trông chờ bất kỳ tin cậy nào nữa.
Theo hãng tin chính thức của Iran, Fars, và của một số tổ chức truyền thông Ả Rập, trích dẫn nguồn tin ngoại giao từ Ankara, Nga chính là người đã giúp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan vượt thoát qua âm mưu đảo chính, khi họ thu được những thông tin được mã hóa.
Cơ quan tình báo Nga có thể đã báo tin cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vài giờ trước khi cuộc đảo chính nổ ra, theo những tin được tiết lộ, thì việc Nga cảnh báo cho Erdogan, trên thực tế, đã chính thức hóa sự hình thành trục mới Thổ Nhĩ Kỳ – Nga.
Những tin tức về cuộc đảo chính có thể đã được tình báo quân sự Nga thu thập trong khu vực. Các nhà phân tích tin rằng việc thu thập tin tức về cuộc đảo chính là do các đơn vị đóng trong căn cứ không quân Hmeimim ở miền Bắc Syria, nơi có các hệ thống thu phát hiện đại, có khả năng thu bắt được và giải mã các thông điệp radio, từ đó biết được kế hoạch của các tướng lĩnh đảo chính âm mưu thiết lập một chế độ quân sự và bắt giữ hoặc giết Tổng thống Erdogan.
Những thông tin mà Erdogan nhận được từ tình báo Nga đã giúp chế độ Ankara có đủ thời gian để chuẩn bị đối phó, sơ tán Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khỏi khách sạn trước khi nhiều máy bay trực thăng quân sự bay tới lùng sục và ném bom khách sạn.
Vai trò kép của Erdogan trong quan hệ với Nga và Trung Quốc, có thể là chìa khóa để giải thích bí ẩn này, còn tuyên bố xin lỗi của Erdogan gần đây với Nga, sau vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga, cũng là nhân tố rất quan trọng cho tiến triển mối quan hệ địa chính trị trong khu vực – thậm chí việc xin lỗi này- có thể không được một số tướng lĩnh trong quân đội Thổ đồng tình, nên đã kích hoạt ý đồ tổ chức đảo chính.
Nguồn tin của Nga dường như đã chỉ ra cho cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ MIT rằng “những kẻ khủng bố” cố gắng để bắt hoặc giết Tổng thống. Một đoạn video được đưa ra công khai cho thấy trong thành phố Marmaris, nơi Erdogan đang nghỉ, đã có quân lính nổi dậy.
Người ta không trông chờ Nga sẽ công khai xác nhận sự thật về những tiết lộ này, mà họ có thể phỏng đoàn rằng tiết lộ đó có thể là do SVR, cơ quan tình báo của quân đội Nga. Tuy nhiên những nhận xét của người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov, rất có ý nghĩa: “Tôi không có những thông tin như vậy và không biết nguồn mà hãng tin Fars đề cập tới”.
Điều đáng lưu ý là tuyên bố của Peskov đã không phủ nhận sự hợp tác của Nga với Erdogan.
Cuộc điện đàm diễn ra vào sáng ngày 17 tháng 7 giữa Tổng thống Putin và Erdogan cũng rất đáng chú ý. Đây là cuộc gọi đầu tiên mà Erdogan thực hiện với một nhà lãnh đạo nước ngoài sau cuộc đảo chính, và do Vladimir Putin khởi xướng, có thể được xem là một hành động ủng hộ tượng trưng. Vào thời điểm đó, tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa ổn định, một số đơn vị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ liên kết với quân đảo chính vẫn còn kháng cự.
Từ những tiết lộ mới chưa được kiểm chứng này có thể thấy tình hình địa chính trị trong khu vực sẽ có sự biến động đáng lo ngại, đặc biệt là sau khi một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng truyền thông xã hội để cáo buộc Mỹ dính líu đến cuộc đảo chính.
Liệu khối có còn tồn tại?
Cơ quan để tiết lộ tin tức cũng được lựa chọn rất cẩn thận. Iran là một đồng minh quan trọng của Nga trong khu vực. Một sự trùng hợp đáng lưu ý là cùng thời gian này ở Washington đã vỡ lở một vụ bê bối mới về các điều khoản bí mật mà chính quyền Obama “thương lượng” với Tehran, mà về cơ bản cho phép Iran phát triển chương trình hạt nhân hơn nữa.
Với màn kết của cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, có thể xem như thất bại của chính sách của chính quyền Obama tại Trung Đông đã đến hồi kết. Tiến trình này bắt đầu từ sai lầm của Mỹ ở Libya trong thời kỳ bà Hillary Clinton làm ngoại trưởng, rồi đến sự tham gia tốn kém lại không hiệu quả ở Syria, tiếp đó là thỏa thuận hạt nhân của Mỹ với Iran, rồi là sự rút lui của Mỹ trên thực địa trong cuộc xung đột ở Syria sau khi Nga áp đặt vùng cấm bay…đã dẫn tới một loạt các sai lầm to lớn của Mỹ về đối ngoại.
Quan hệ mới giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã gây sự chú ý và lưu tâm đối với các đồng minh truyền thống của Mỹ – ví dụ như Israel – và các đồng minh này đã nhanh chóng hướng mối quan hệ của mình sang ông chủ mới của khu vực là Moscow.
Khối NATO thừa nhận chỗ dựa duy nhất của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ là các tướng lĩnh cao cấp của quân đội giờ đây đã bị phá hủy. Giờ đây họ – NATO – sẽ phải thiết lập một mối quan hệ mới với kẻ thù tiềm năng, đó chính là Kremlin – mà kẻ thù này đang hiện diện không mong muốn trong lòng liên minh, và Kremlin có thể tiếp cận tới các bí mật của khối.
Tất cả những diễn biến nêu trên, thật không may, lại diễn ra trong giai đoạn cuối của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, với hai ứng cử viên rất nghèo nàn về kiến thức và kinh nghiệm đối ngoại.
Leave a Comment