Phán quyết Biển Đông: Chiến tuyến địa chính trị đang lộ ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

B.R. Deepak - South Asia Analysis Group

Trục hạm Hoa Kỳ USS Spruance, USS Decatur và USS Momsen có mặt tại Biển Đông hôm 27-6-2016. Ảnh: US Navy
- Quảng Cáo -

Như mọi người mong đợi, phán quyết của tòa trọng tài thường trực phủ nhận những tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, về các quyền lịch sử, tình trạng của các thực thể, quyền hưởng lợi biển trong vùng, và tính bất hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc trong vùng Biển Đông. Tựu trung lại, phán quyết xác nhận chủ quyền của Phi Luật Tân trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tòa cũng xét thấy việc bồi đắp và xây đảo nhân tạo ở tầm mức rộng lớn kể từ khi bắt đầu phân xử chỉ làm trầm trọng thêm việc tranh chấp.

Trung Quốc lên án phán quyết là một trò hề và là xấp giấy vụn. Các bình luận gia tại Trung Quốc đều thấy phán quyết này là một vấn đề lớn cho Trung Quốc, vì đây là biểu hiện của một tình huống địa chính trị đang bộc lộ ra. Họ xem đây là một mâu thuẫn và xung đột giữa một cường quốc đang trổi dậy với một cường quốc hiện thời. Câu hỏi họ đặt ra là Trung Quốc có chuẩn bị cho một chiến tuyến như thế hay không. Zheng Yongnian, một phân tích gia an ninh cho rằng phán quyết này có thể được xem là một bước ngoặt trong sự chuyển tiếp địa chính trị toàn cầu. Thay vì xem đây là xung đột giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc, họ càng ngày càng xem đây là một tranh chấp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà Trung Quốc cáo buộc là đã đưa 250.000 binh sĩ, 5 tàu sân bay, 250 tàu bè hải quân và hơn 1.500 máy bay quân sự vào Châu Á-Thái Bình Dương với mục tiêu bao vây Trung Quốc.

Trung Quốc biết là dầu có lực lượng quân sự to lớn đó, Hoa Kỳ không có quyền hạn gì để thực thi phán quyết phân xử; do đó, cách tốt nhất cho Trung Quốc là tạo điều kiện cho ngư dân Phi Luật Tân quanh vùng đảo Huangyang. Thứ nhì, Trung Quốc có thể tiến hành đàm phán với các quốc gia ASEAN về ngành đánh cá trong Biển Đông, là biện pháp sẽ giúp làm nguội đi phần nào cuộc xung đột. Nếu những quốc gia như Phi Luật Tân và Việt Nam không đồng ý đàm phán song phương, Trung Quốc sẽ áp đặt các biện pháp cấm vận kinh tế trừng phạt như Hoa Kỳ đối xử với Cuba hơn nửa thế kỷ nay. Thứ đến Trung Quốc có thể biến Biển Đông thành một gánh nặng trên bàn cờ Biển Đông mà sẽ có lợi cho Trung Quốc khi tranh chấp với Hoa Kỳ, theo các phân tích gia.

Trung Quốc cho rằng khủng hoảng Biển Đông không trầm trọng như việc triển khai giàn hỏa tiễn THAAD tại bán đảo Nam Hàn. Những khủng hoảng khác như việc các chiến đấu cơ Trung Quốc và Nhật Bản bay gần sát cạnh nhau trên vùng đảo Senkaku/Diaoyu, Đài Loan bắn (nhầm) hoả tiễn về hướng Trung Quốc, và hiện nay Đài Loan đang suy tính cho quân đội Mỹ vào đảo Itu Aba (Thái Bình), tất cả đều là khủng hoảng do Hoa Kỳ dàn dựng để làm Trung Quốc không chú ý đến vụ triển khai THAAD.

Hỏa tiễn THAAD tại Nam Hàn. Ảnh: Reuters
Giàn hỏa tiễn THAAD tại Nam Hàn. Ảnh: Reuters
- Quảng Cáo -

Để phản ứng về việc triển khai THAAD, các phân tích gia Trung Quốc thấy rằng Trung Quốc phải cấm vận kinh tế Nam Hàn một cách mạnh mẽ, hay ít nhất là đối với các tỉnh đang đặt giàn hoả tiễn THAAD. Trong cùng lúc, Trung Quốc phải buộc Đài Loan ngưng không cho phép chiến hạm Hoa Kỳ thăm đảo Itu Aba. Trung Quốc phải phản ứng với những khủng hoảng đó cùng lúc. Nếu không, Nam Hàn sẽ nghĩ là Trung Quốc không có vấn đề gì với THADD. Về vụ đảo Ita Abu, Trung Quốc phải vạch lằn ranh càng sớm càng tốt. Nếu vượt qua lằn ranh này thì Trung Quốc phải cưỡng chế đảo Ita Abu bằng vũ lực không chút ngần ngại. Trung Quốc phải có kế hoạch và công bố kế hoạch này để mọi người biết điểm tối hậu của Trung Quốc.

Do đó, phán quyết Biển Đông không có nghĩa là chuyện xong rồi, ngược lại đây là bước đầu tranh chấp giữa các cường quốc. Các phân tích gia cho rằng Trung Quốc có lề lối hành xử chậm rãi. Đơn cử, nếu hình dung ra kết quả của vụ phân xử, Trung Quốc sẽ hành xử thế nào tại Biển Đông năm, sáu năm về trước. Do đó Trung Quốc thiếu nghiên cứu chính sách dự phóng. Đã đến lúc Trung Quốc phải thực hiện những nghiên cứu như thế này mà Hoa Kỳ từng làm.

Dường như Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc tranh chấp kéo dài với Hoa Kỳ trên nhiều lãnh vực. Tuy thế, họ tin rằng sự trổi dậy của Trung Quốc không nhất thiết là đẫm máu. Thứ đến, Trung Quốc nhận thức ra sự bất cân xứng trong việc phóng chiếu quyền lực đối đầu với Hoa Kỳ, do đó, họ loại trừ việc xung đột lớn với Hoa Kỳ. Cùng lúc, họ cũng không ngần ngại dùng vũ lực để bảo vệ chính sách Một Trung Quốc. Về Biển Đông, có vẻ như Trung Quốc sẵn sàng thương thuyết để thăm dò và khai thác chung Biển Đông, không tính đến chủ quyền.

B.R. Deepak
16/07/2016

Tác giả là giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Quốc và Nam Á, JNU.

Hoàng Thuyên lược dịch

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here