Quảng Cáo

Nhật và các nước khuyến cáo Trung Quốc về phán quyết của Tòa PCA

Hội nghị thượng đỉnh Á Âu ASEM, tại Mongolia trong hai ngày 15-16 Tháng Bảy, 2016 (Ảnh AFP)

Quảng Cáo

MONGOLIA (CTM Media) – Hôm 16 Tháng Bảy, tại Hội nghị thượng đỉnh Á Âu (Asia-Europe Meeting-viết tắt là ASEM) ở Mongolia, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tìm cách gây áp lực lên Trung Quốc, và yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài LHQ (PCA) về Biển Đông.

Mặc dù Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu các nước tham dự ASEM không đưa vấn đề Biển Đông ra bàn Hội Nghị, tuy nhiên nỗ lực này đã bị thất bại.

Trong cuộc trao đổi bên lề hội nghị với các lãnh đạo tham dự ASEM, Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng cần phải duy trì quy tắc phổ quát, ông hy vọng các bên tranh chấp ở Biển Đông, cần thực hiện theo phán quyết vừa được Tòa Trọng Tài công bố, để đưa đến giải pháp công bằng và hòa bình.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Cũng cần nhắc lại, vào hôm thứ Ba 12 tháng 7, tòa PCA đã phán quyết rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nào khi tuyên bố chủ quyền trên vùng biển “đường lưỡi bò chín đoạn” mà Trung Quôc tự vẽ ra ở Biển Đông.

Chủ tịch liên minh EU có mặt tại Hội nghị, ông Donald Tusk nói với các phóng viên rằng EU sẽ tiếp tục lên tiếng ủng hộ việc giữ luật pháp quốc tế và hoàn toàn tin tưởng vào phán quyết của Tòa Trọng tài PCA.

Lãnh đạo các nước trong Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEM 2016

Cũng trong nỗ lực kêu gọi tuân giữ luật pháp quốc tế của Nhật và Liên Âu, trong chuyến viếng thăm Úc hôm 16 Tháng Bảy, Phó Tổng thống Mỹ ông Joe Biden đã nói với tờ Sydney Morning Herald rằng: Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài, như bất cứ một quốc gia nào khác.

Phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden viếng thăm Úc ngày 16 tháng Bảy, 2016

Mặc dù Hoa Kỳ không có bất cứ tranh chấp nào trong vùng biển mà Tòa Trọng Tài phán quyết, nhưng Washington có quyền lưu thông hàng hải trên tất cả các vùng biển quốc tế, vì vậy đòi hỏi của Trung Quốc về vùng biển chủ quyền là vô lý.

Được biết, Phó Tổng thống Hoa Kỳ đến Úc để bàn thảo vấn đề liên minh quân sự giữa Washington và Canberra, cả hai bên đều cho rằng tự do hàng hải phải được duy trì trên Biển Đông ,vì nó liên quan đến tự do thương mại của thế giới

Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn khăng khăng xác nhận chủ quyền trên hầu hết các vùng Biển Đông, bất chấp công bố của Tòa PCA, cũng như lời kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế của các nước.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux